SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 08/05/2024
  • Click để copy

Lý do nào giúp Nga nhanh chóng cán đích trên đường đua tìm vaccine Covid-19?

17:52, 18/08/2020
(SHTT) - Theo phát biểu của người đứng đầu Viện Nghiên cứu dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamalaye của Nga, việc nước này có thể là quốc gia đầu tiên tìm ra vaccine Covid-19 là nhờ kinh nghiệm sẵn có từ các nghiên cứu về vaccine Ebola và MERS.

Việc Nga tuyên bố tìm ra vaccine Covid-19 chỉ trong 5 tháng đã khiến thế giới vừa ngưỡng mộ vừa đặt ra nhiều nghi vấn về chất lượng sản phẩm, tuy nhiên, ông Alexander Gintsburg, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya, cho biết họ "không đi lên từ số 0" để phát triển Sputnik V.

i1-suckhoe-vnecdn-net_1279377-1597631362-9948-1597631461

 Alexander Gintsburg, giám đốc Viện Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya

Ông Alexander Gintsburg cho biết, đây là thành quả của cả một thế hệ bác sĩ, chuyên gia virus, nhà miễn dịch học... Họ đã phát triển công nghệ nền tảng để tạo ra vaccine Sutnik V và 6 loại khác nữa trong hơn 20 năm.

Theo ông, công trình nghiên cứu vaccine Ebola GamEvac-Combi vài năm trước đặc biệt hữu ích, giúp xác định thành phần và liều lượng tiêm chủng. "Số thí nghiệm chúng tôi tiến hành khi ấy không chỉ khiến vaccine Ebola hiệu quả, nó còn tạo tiền đề cho nghiên cứu về vaccine Covid-19", ông nói.

Các nhà khoa học cũng sử dụng kiến thức thu được trong quá trình điều vaccine tiêm phòng MERS, loại bệnh có độ tương đồng đến 80% với Covid-19 song có độc tính gây chết người cao hơn.

Ông Gintsburg khẳng định các liều tiêm tuân thủ nghiêm ngặt quy định của đất nước. Luật pháp Nga cho phép rút ngắn quá trình phát triển do tình thế cấp bách của đại dịch, song không có tiêu chuẩn an toàn nào bị loại bỏ.

"Trong hơn 3.500 người đã tiêm vaccine, chúng tôi không ghi nhận bất cứ tác dụng phụ nào, ngoại trừ phản ứng thường thấy xảy ra trong tất cả đợt tiêm chủng, như sốt nhẹ...", ông nói.

Ông Gintsburg cũng cho biết việc rút ngắn thời gian nghiên cứu và phát triển vaccine Covid-19 cuống chỉ còn nửa năm không nhằm mục đích chiến thắng cuộc đua, động lực duy nhất của các nhà nghiên cứu là trách nhiệm bảo vệ cộng đồng, với tư cách ‘thợ săn virus’ chuyên nghiệp".

Hiện nay, Nga đã hoàn tất việc sản xuất lô vaccine Sputnik V đầu tiên. Nước này dự kiến sẽ đưa vaccine Covid-19 đầu tiên vào tiêm chủng đại trà trong nước từ tháng 9 năm nay.

Đến nay, toàn thế giới có khoảng 150 loại vaccine đang trong các công đoạn phát triển khác nhau, trong đó hơn 25 "ứng viên" đã tiến đến thử nghiệm lâm sàng. 

Thái An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Vừa qua, các đội thu còng Chung kết cuộc thi Sáng kiến khoa học 2024 đã hoàn thành phần thuyết trình về các nghiên cứu sản phẩm và giải pháp công nghệ mang tới chương trình.
Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.
Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Hoạt động sáng tạo trong thanh, thiếu niên do các cấp bộ đoàn trên địa bàn tỉnh triển khai đã có sức lan tỏa sâu rộng trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN) với nhiều sáng kiến khoa học - kỹ thuật hữu ích, ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Ô tô điện Seagull của hãng BYD được biết sẽ sớm chào bán tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, mới đây, truyền thông Trung Quốc cho biết nhà sản xuất đã thông báo triệu hồi gần 17.000 phương tiện thuộc dòng xe này do dĩnh lỗi phần mềm.