Lên kế hoạch xây dựng nhãn hiệu hồng ăn trái Đà Lạt
Đà Lạt được thiên nhiên ưu ái ban cho điều kiện khí hậu quanh năm mát mẻ vì vậy vùng đất này không chỉ là địa điểm du lịch hấp dẫn mà còn là vùng đất có nhiều đặc sản cây ăn trái. Một trong những loại quả nổi tiếng nhất của vùng đất này là hồng ăn trái Đà Lạt.
Hồng ăn trái ở đây cũng có rất nhiều loại như hồng chén, hồng bom, hồng vuông, hồng trứng. Điểm đặc trưng riêng của hồng Đà Lạt so với những loại hồng ở nơi khác đó là khi chín, hồng sẽ có màu vàng, hồng hoặc đỏ, không hạt hoặc ít hạt, hương vị ngọt lịm, dẻo thơm.
Nhờ vậy mà sản phẩm này cũng đã được Tổ chức kỷ luật Việt Nam xác lập là 1 trong 50 loại trái cây đặc sản của Việt Nam. Những mô hình kỹ thuật chăm sóc tỉa cành, bón phân, lai tạo giống mới mang lại năng suất và chất lượng cao cho loại cây ăn trái này cũng đã được cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA chuyển giao. Công nghệ mới về chế biến hồng sấy khô cũng đã được tiến hành theo đúng tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu.
Bên cạnh những đổi mới trên thì việc trồng và sản xuất cây ăn trái Đà Lạt vẫn tồn tại nhiều ưu điểm như người nông dân chưa biết áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật vào các biện pháp canh tác nên khi sản phẩm được đưa ra thị trường thì không đạt độ đồng đều về chất lượng hay hình dáng. Đây được xem là trở ngại lớn trong quá trình quảng bá và xúc tiến thương mại.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng còn nhỏ lẻ, chủ yếu thông qua các đầu mối thương lái thu mua quy mô nhỏ tại địa phương. Chính vì vậy người dân không đảm bảo được mức giá sản phẩm khi đưa ra thị trường. Tình trạng mất giá, mất mùa đã nhiều lần khiến người dân ở đây điêu đứng.
Được biết, hiện tại ở Đà Lạt có khoảng 370 ha diện tích dùng để trồng hồng, chủ yếu là ở các Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 7, xã Xuân Thọ, Xuân Trường, Trạm Hành… Sản lượng quả tươi hàng năm trên toàn địa bàn là trên 12.500 tấn.
Sau khi nhận thấy được tầm quan trọng của việc cần xây dựng nhãn hiệu chứng nhận hồng ăn trái Đà Lạt để giúp sản phẩm bảo đảm được nguồn gốc xuất xứ, vệ sinh an toàn thì mới đây UBND TP Đà Lạt đã tổ chức buổi họp bàn.
Những vấn đề quan trọng trong buổi họp bàn là xây dựng ý tưởng biểu trưng logo cho nhãn hiệu hồng Đà Lạt, xác định các tiêu chí đặc thù về chất lượng của sản phẩm nhãn hiệu chứng nhận, chi tiết các bước xây dựng nhãn hiệu chứng nhận, quy chế quản lý cũng như xác định được trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng nhãn hiệu, quyền hạn của cơ quan quản lý nhãn hiệu.
Với việc xây dựng nhãn hiệu hồng ăn trái Đà Lạt, người dân hy vọng hiệu quả kinh tế của sản phẩm sẽ được tăng lên, giúp giữ vững và phát triển diện tích trồng hồng cũng như nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cho trái hồng, giúp người dân nâng cao được đời sống.
- Mật ong Minh Hóa được cấp nhãn hiệu tập thể
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho Mỳ Chũ và Mỳ Kế tại nước ngoài
- Mắm cáy Hồng Tiến được xây dựng nhãn hiệu tập thể
PV
TIN LIÊN QUAN
Tin khác
- Sửa nhà nâng tầng
- Công ty Sửa nhà trọn gói
- Giá xây nhà xây dựng minh phương
- Nên lợp ngói hay dán ngói cho nhà
- Dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền