SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Làm thế nào để doanh nghiệp Việt thâm nhập vào thị trường Mỹ, Canada?

10:04, 01/03/2018
(SHTT) - Đây là nội dung buổi giao lưu giữa các doanh nhân với tham tán thương mại Việt Nam tại Hoa Kì và Canada về xúc tiến thương mại năm 2018.
IMG_6394

 Bà Trương Thùy Linh - Trưởng chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Houston (giữa) và bà Đỗ Thị Thu Hương – Tham tán thương mại Việt Nam tại Canada (phải)

Chương trình do Trung tâm Hỗ trợ và phát triển Doanh nghiệp thành phố CSED và Ủy ban Truyền thông - Thương hiệu (thuộc Liên hiệp Khoa học Doanh nhân Việt Nam) phối hợp tổ chức tại BizHub, 55 Nguyễn Thị Minh Khai, Q1, TP.HCM vào sáng 27/2/2018. Buổi giao lưu có sự tham gia của bà Bà Trương Thùy Linh - Trưởng chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Houston; Bà Đỗ Thị Thu Hương – Tham tán thương mại Việt Nam tại Canada và nhiều doanh nhân.

Trong quá trình mở cửa và hội nhập nền kinh tế các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế thế giới. Các cơ hội và thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp rất nhiều, nó là sự sống còn của nhiều doanh nghiệp.

Thông qua xuất khẩu, doanh nghiệp nhanh chóng tiếp thu được khoa học kĩ thuật, từ đó có khả năng củng cố tổ chức sản xuất, nâng cao mẫu mã, chất lượng, uy thế và địa vị của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Cũng thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thiện sản phẩm của mình, củng cố đội ngũ cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên trong sản xuất cũng như trong xuất khẩu, mục đích để tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường thế giới.

Bà Trương Thùy Linh - Trưởng chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Houston cho biết: Hoa Kỳ là thị trường khổng lồ, đa dạng và có nhu cầu lớn đối với nhiều loại hàng hóa bởi đây là quốc gia đa chủng tộc, GDP trên đầu người cao, xếp thứ 10 trên thế giới (đạt 47,400 USD/người năm 2010) và đặc biệt người dân ở Hoa Kỳ có thói quen mua sắm, dịch vụ tài chính phát triển. Đây thực sự là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp Việt đã có chỗ đứng vững chắc tại thị trường Mỹ. Do đó, không dễ để thuyết phục được các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đang nhập từ các bạn hàng quen thuộc của họ ở các nước khác chuyển sang nhập khẩu hàng của Việt Nam. Nếu muốn họ mua hàng, buộc hàng của các doanh nghiệp của chúng ta phải rẻ hơn hoặc tốt hơn hoặc độc đáo hơn hoặc phải có cái gì đó hấp dẫn hơn là các bạn hàng quen thuộc của họ.

Đấy là chưa kể đến những rào cản trong pháp luật và các kỹ thuật đối với thương mại. Hoa Kỳ được biết đến là quốc gia có hệ thống luật pháp phức tạp và nhiều rào cản kỹ thuật đối với thương mại. Liên tiếp trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp khó khăn về tiêu chuẩn lao động và môi trường khi xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ; các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ giá; hàng rào kỹ thuật và an toàn thực phẩm…Tuy đã có MFN nhưng không có ưu đãi GSP, ưu đãi đơn phương của Hoa Kỳ cho một số nước, FTA với các nước v.v…

Nhiều chủ doanh nghiệp tham gia buổi giao lưu đã đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để các doanh nghiệp Việt có thể thâm nhập vào thị trường Mỹ đầy cạnh tranh và nhiều rảo cản như vậy, nhất là với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ?

IMG_6404

Nhiều câu hỏi được đặt ra trong buổi giao lưu. 

Trước thắc mắc đó, lời khuyên của các tham tán là doanh nghiệp sản xuất nên thiết kế và đóng góp sản phẩm để tiết kiệm thể tích, phải tăng giá trị hàng hóa để chi phí vận tải trên giá trị hàng hóa trở thành nhỏ nhất. Doanh nghiệp nên sử dụng Thương mại điện tử trong khi thực hiện kinh doanh với các doanh nghiệp Hoa Kỳ bởi đây sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp hóa giải được nhiều rào cản thương mại nhất.

Đối với thị trường Canada, bà Đỗ Thị Thu Hương – Tham tán thương mại Việt Nam tại Canada cho biết: hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa tiếp cận được các kênh phân phối lớn của Canada. Rất nhiều mặt hàng đã có mặt tại Canada nhưng phải qua công ty trung gian của nước thứ ba. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Canada thường gặp những trở ngại trong khâu thanh toán. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam thường yêu cầu thanh toán theo phương thức tín dụng thư không hủy ngang, thanh toán ngay khi xuất trình đầy đủ bộ chứng từ phù hợp với qui định trong tín dụng thư cho ngân hàng. Tuy nhiên các doanh nghiệp Canada thích sử dụng phương thức thanh toán khác như D/P (nhờ thu trả ngay- Documents agaist Payment), D/A (Nhờ thu trả chậm - Documents agaist acceptance)... để đỡ tốn kém và ít rủi ro hơn. Đây là thói quen thanh toán của các doanh nghiệp Bắc Mỹ nói chung; nhất là đối với hàng thực phẩm, các doanh nghiệp Canada chỉ chấp nhận thanh toán khi có sự đồng ý cho phép nhập khẩu của Cục Kiểm tra Thực phẩm Canada (CFIA).

Xét toàn diện, Canada vừa là một thị trường tiềm năng vừa là một thị trường đầy thách thức, rủi ro cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. Thách thức là không hề nhỏ nhưng không vì thế mà các doanh nghiệp Việt Nam bỏ quên “trận địa” tiềm năng này. Doanh nghiệp cần xem lại các luật, giữ lại hồ sơ các lô hàng, cần sẵn sàng đáp ứng yêu cầu kiểm tra tại chỗ của Canada. Mặt khác, hồ sơ cũng luôn trong tư thế đảm bảo rằng sản phẩm sản xuất là an toàn đối với người tiêu dùng.

Hệ thống các tham tán thương mại đang hoạt động ở nước ngoài có vai trò lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu thông qua việc cung cấp thông tin, quảng bá hàng hóa. Tuy nhiên, các tham tán cho rằng thương vụ chỉ là cơ quan chắp nối tạo điều kiện cho DN hoạt động thuận lợi hơn ở nước ngoài. Các tham tán chia sẻ rằng mỗi ngày nhận được rất nhiều câu hỏi về thị trường, nhưng cơ chế tại nhiều thị trường hiện chỉ có một tham tán, nhân lực mỏng nên khả năng hỗ trợ có hạn..., Việc cung cấp thông tin là rất quan trọng, nhưng tham tán không thể thay thế để làm hộ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần đầu tư chi phí quảng cáo, tham dự triển lãm thì mới có hiệu quả thiết thực. Doanh nghiệp cũng cần chủ động hơn để tham gia hội chợ, triển lãm ngay tại các nước sở tại để giới thiệu, quảng bá hàng hóa thì bạn hàng mới biết đến thương hiệu của Việt Nam.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương đang tích cực hỗ trợ các hiệp hội, doanh nghiệp cập nhật thông tin, ứng phó với các vụ việc hàng hóa xuất khẩu bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, thông tin cảnh báo về cách phòng tránh, xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp.

IMG_6426

Buổi giao lưu có sự tham gia của đông đảo doanh nhân. 

Buổi giao lưu là cơ hội để các doanh nghiệp tìm hiểu và mạnh dạn đầu tư, theo đuổi các thị trường trên quốc tế nhằm tìm ra những cơ hội kinh tế, mang lại việc làm, tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng lâu dài.

Kim Dung

Tin khác

Kinh tế 14 giờ trước
(SHTT) - Trong khuôn khổ diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2024 (VOBF 2024) diễn ra tại Hà Nội sáng 25/4, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đã công bố Báo cáo chỉ số thương mại điện tử (EBI) 2024, với nhiều thông tin và con số đáng chú ý.
Kinh tế 14 giờ trước
(SHTT) - Hôm nay (ngày 25/4), giá xăng trong nước đã được Bộ Công Thương - Bộ Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 320 đồng, làm giảm giá bán xuống dưới mức 25.000 đồng/lít.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Số liệu vừa được Metric - nền tảng số liệu về thương mại điện tử, công bố cho thấy, doanh số bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop đã cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với quý 1/2023.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Thành quả đó đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị 12 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng.