Lâm Đồng: Măng cụt Bảo Lộc được cấp nhãn hiệu độc quyền
Măng cụt là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Ở Việt Nam, măng cụt được trồng phổ biến ở các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Măng cụt Bảo Lộc nổi tiếng, được mệnh danh là “nữ hoàng trái cây".
Nhờ khí hậu mát mẻ quanh năm, đất đai màu mỡ, măng cụt Bảo Lộc có hương vị thơm ngon, ngọt thanh, hàm lượng dinh dưỡng cao. Sản phẩm măng cụt Bảo Lộc đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
Theo số liệu thống kê của TP Bảo Lộc cho thấy, hiện nay, toàn thành phố đang có hơn 231 ha măng cụt; trong đó, diện tích măng cụt trong giai đoạn kinh doanh 115,5 ha. Hiện nay, năng suất trung bình của măng cụt Bảo Lộc đạt 74,06 tạ/ha và sản lượng bình quân đạt 855 tấn/năm. Cây măng cụt được trồng chủ yếu trên địa bàn các phường, xã như Lộc Sơn, B’Lao, Lộc Tiến, Phường 2, Lộc Thanh, Đam B'ri và Lộc Châu.
Với mức giá ổn định từ 35.000 - 55.000 đồng/kg (lúc cao điểm giá măng cụt Bảo Lộc đạt 70.000 đồng/kg). Nếu so sánh với các vùng, khu vực trồng khác trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giá măng cụt Bảo Lộc luôn cao hơn các khu vực khác.
Và để đảm bảo chất lượng măng cụt Bảo Lộc", Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm này.
Được biết, nhãn hiệu “Măng cụt Bảo Lộc” thuộc nhóm 31 - quả măng cụt tươi, có hiệu lực trong thời gian 10 năm kể từ ngày cấp.
Với việc được công nhận nhãn hiệu sản phẩm sẽ giúp chính quyền địa phương và người tiêu dùng nhận diện, kiểm soát nguồn gốc, chất lượng sản phẩm măng cụt Bảo Lộc trên thị trường.
Đây cũng là cơ hội lớn để thành phố Bảo Lộc có quy hoạch vùng sản xuất và thiết lập vùng chuyên canh, định hướng người dân đầu tư phát triển bền vững cây măng cụt.
Tuy nhiên, sản phẩm cũng phải đối mặt với một số thách thức như: Giá cả cạnh tranh với các sản phẩm măng cụt khác trên thị trường; Dịch bệnh, thiên tai gây ảnh hưởng đến sản xuất; Nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Vì vậy để phát triển bền vững, ngành măng cụt Bảo Lộc cần có sự chung tay của các cấp, các ngành và người dân. Cần có những chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu măng cụt Bảo Lộc.
Hương Mi