Khám phá những hương vị độc đáo, đặc sản của xứ sở sương mù Đà Lạt
Sức quyến rũ của Đà Lạt không chỉ bởi không khí mát mẻ quanh năm tạo cho con người những cảm xúc lãng mạn cộng với nét kiến trúc cổ kinh đầy cuốn hút từ thời xa xưa mà còn có cả những hương vị ngọt ngào độc đáo nơi đây, sự tinh tế của người dân địa phương khi kết hợp đôi tay, khối óc cùng nhiều sản vật mà vùng đất đem lại như hồng sấy dẻo Đà Lạt, hồng treo gió Đà Lạt, cà phê Arabica Cầu Đất Đà Lạt , cà phê Moka Cầu Đất Đà Lạt…
Arabica Cầu Đất Đà Lạt
Arabica được người Pháp mang đến trồng ở Việt Nam vào những năm 30 của thế kỷ trước. Tỉnh Lâm đồng với các địa phương như Di Linh, Bảo Lộc, Đơn Dương, vùng ngoại ô Đà Lạt, đặc biệt là vùng Cầu Đất, được coi là thiên đường cà phê Arabica của Việt Nam với những “chỉ số vàng”, độ cao 1.500 m, khí hậu ôn đới mát quanh năm. Đây là vùng sản xuất cà phê Arabica chất lượng cao nhất cả nước. Địa hình càng cao, khí hậu càng lạnh hơn, càng cho ra những hạt cà phê Arabica chất lượng tuyệt hảo.
Arabica Cầu Đất có vị chua thanh xen lẫn với vị đắng nhẹ, nước pha màu nước nâu nhạt, trong trẻo của hổ phách. Mùi hương của Arabica rất thanh tao, quý phái, Arabica có mùi của si-rô, mùi của hoa trái, hòa quyện với mùi của mật ong, và cà mùi bánh mì nướng, mùi của cánh đồng rơm buổi trưa hè…Arabica chinh phục những con người sành điệu ẩm thực nhất trên thế giới. Cà phê Arabica là nguyên liệu chính của các hãng cà phê, các thương hiệu cà phê nổi tiếng nhất trên thế giới
Moka là một cái tên được đặt theo một cảng ở nước Yemen, nơi thương mại cà phê đầu tiên trên thế giới ra đời. Moka (mà chúng ta cũng tìm thấy được viết dưới dạng Mokka hoặc Mocha), giống này là giống có nguồn gốc từ cà phê arabica mà ngày nay được tìm thấy trên khắp thế giới. Dòng cà phê vẫn còn nguyên vẹn trong nhiều thế kỷ, giờ đây nó là một phần của cái mà chúng ta gọi là “loại cà phê nguyên bản”. Cà phê Moka là một loại cà phê, thuộc một chi của cà phê Arabica. Cũng giống như cà phê Arabica nó có nguồn gốc từ những người Pháp di thực vào những năm 30 trước được trồng phổ biến ở Đà Lạt, Lâm Đồng. Hình dáng bên ngoài của hạt Cà phê Moka là khá nhỏ, cứng, màu sắc từ vàng lục đến vàng nhạt. Ở Việt Nam cà phê Moka có sản lượng rất thấp, chủ yếu được thu hoạch từ những cây “cỗi” (cây được trồng từ xưa) tập trung ở vùng Lâm Đồng. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc điều kiện khí hậu, độ cao và chất lượng đất rất khó để nhân giống và tốn công chăm sóc. Chính vì vậy mà sản lượng rất thấp, kèm thêm chất lượng tuyệt vời khiến cho giá bán của cà phê Moka khá cao so với mặt bằng chung giá bán cà phê ở Việt Nam.
Có thể nói rất ít người có thể tự tin nhận ra được mùi vị đặc trưng của cà phê Moka. Nếu cà phê thông thường như Robusta có vị đắng mạnh mẽ và quyến rũ thì cà phê Moka đặc trưng với vị chua rất đặc biệt. Vị chua này là vị chua thanh một cách tự nhiên, không gay gắt cùng hậu vị đắng rất khác biệt.
Thêm vào đó là mùi thơm quyến rũ, sang trọng, khi thưởng thức một ly cà phê Moka nguyên chất, bạn sẽ cảm nhận được vị chua thanh nhẹ nhàng, sau đó là chuyển dần sang vị đắng và ngọt ở đầu lưỡi rất đặc biệt. Vị chua này thường bị nhiều người lầm tưởng là cà phê có pha tạp chất, cà phê bẩn không đảm bảo chất lượng. Nhưng với những người đã từng nếm qua và sành sỏi sẽ nhận biết được mùi vị nguyên chất của cà phê Moka.
Đi sâu vào nguồn gốc của Cà phê Moka, đây là giống cà phê thuộc chi của Arabica với các đặc tính khó chăm sóc, trồng trọt, dễ sâu bệnh, đề kháng yếu, cùng năng suất hàng năm rất ít. Hiện nay tại Lâm Đồng, cà phê Moka chỉ được trồng rất ít, trong khi đó phần lớn nông dân đều chuyển qua trồng giống Catimor – một giống Arabica dễ trồng hơn.
Cà phê Moka chính là giống thuần chủng của Arabica, còn cà phê Catimor là sự pha trộn giữa Arabica và Robusta nhằm tạo ra giống cà phê có khả năng chống chịu tốt hơn, khỏe hơn, dễ trồng cũng như cho ra năng suất tốt hơn. Tuy nhiên hương vị thì vẫn không thể so sánh bằng cà phê Moka được.
Tại vùng Cầu Đất nổi tiếng về trồng cà phê Moka (hay gọi là Moka Cầu Đất) cũng chỉ còn lại khoảng vài trăm gốc.
Hồng là quả của cây hồng, thuộc chi Ebenaceae. Quả hồng sau khi chín có màu đỏ, thịt quả hồng mềm, có vị ngọt đặc trưng, được nhiều người yêu thích. Theo các nghiên cứu, quả hồng có hơn 80% là nước, có nhiều thành phần: kali, muối khoáng như magie, phốt pho, canxi, natri… Ngoài ra còn các các loại vitamin như vitamin C, vitamin A,… mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe con người. Chất chống oxy hóa trong quả hồng ngăn ngừa, làm chậm các tổn thương tế bào, chống lại các gốc tự do, giảm nguy cơ bệnh tim, suy giảm trí nhớ, ung thư phổi…Hồng cũng có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa và cải thiện thị thực bởi thành phần vitamin A trong trái hồng. Chất tannin trong trái hồng cũng giúp hỗ trợ hạ huyết áp làm ổn định huyết áp cho người cao tuổi.
Để sản xuất sản phẩm hồng sấy dẻo với hương vị thơm ngon, mềm dẻo thì bạn cần phải chọn lựa nguồn nguyên liệu đảm bảo về nguồn gốc và chất lượng. Khu vực Cầu Đất Đà Lạt chính là cái nôi của giống hồng trứng lửa và chuyên sản xuất hồng sấy dẻo. Có hộ nông dân sấy bằng than củi, có hộ gia đình thì sấy bằng máy sấy gió nóng công nghiệp nhưng cũng có hộ sấy làm 2 lần. Đầu tiền là sấy trong máy sấy gió nóng với thời gian vừa đủ sau đó lấy ra đem sấy lại liu riu bằng than củi để cho miếng hồng sấy vừa bóng đẹp về thẩm mỹ mà dẻo dai lưu giữ hưởng tự nhiên của trái hồng. Sau quá trình sấy là quá trình đóng gói phân phối ra thị trường. Trái hồng sấy dẻo có thể làm được mọi nơi nhưng hương vị ngọt ngào đặc trưng của Đà Lạt thì không nơi nào sánh bằng. Có thể do khí hậu đất trời nơi đây được ưu đãi cộng với công sức của người nông dân đã tạo ra sản phẩm đặc trưng như vậy.
Nếu trước đó, hồng sấy đã quá quen thuộc với nhiều gia đình, thì sự có mặt của món mới - hồng treo gió - lại thu hút sự chú ý của nhiều người hơn. Hồng treo gió là hồng được làm khô bằng gió và thường chỉ làm khô nhẹ. Nhờ đó hồng vẫn còn giữ được độ ẩm và mềm, khi thưởng thức vẫn thấy rõ mùi thơm của hồng hơn so với hồng sấy. Có thể nói hồng treo là loại thức quà hoàn toàn tự nhiên. Bởi chỉ với vị ngọt tự nhiên cộng hưởng cùng với nắng trời và không khí cho ra những trái hồng treo thơm ngon.
Hồng treo gió được mệnh danh ngon bậc nhất trong các loại mứt đặc sản của Đà Lạt mà cách tạo ra đặc sản này khiến nhiều người “choáng” về độ khó và kỳ công. Đầu tiên là bước chọn hồng. Trái hồng được chọn phải đạt độ chín nhất định. Trái hồng to, vỏ hồng có màu vàng cam, hồng phải cứng và không có côn trùng cắn hay bị dập. Đặc biệt, hồng phải còn cuống. Sau đó, hồng được sữa sạch, để ráo nước và ngọt vỏ. Tiếp theo, buộc dây vào cuống, siết chặt. Sau đó, chọn nơi thoáng gió và không bị mưa để phơi hồng, và treo hồng trên dây. Trung bình 7-8kg hồng tươi sẽ ra thành phẩm là 1kg hồng treo. Sau khoảng 5-10 ngày, hồng sẽ mềm hơn và chuyển dần màu cam đậm, có sắc nâu. Để hồng có độ dẻo và mềm, người nông dân cần biết “mát-xa” nhẹ lên trái hồng. Cuối cùng, sau khoảng 18 ngày, hồng được hạ giàn, và thu hoạch những trái hồng treo thơm ngon. Thưởng thức loại hồng này, bạn nên dùng kèm với một ly trà nóng.
Đến với thành phố sương mù, ngồi giữa mênh mông rừng núi trong tiết trời se lạnh, xuýt xoa bên ly cà phê và thưởng thức một đĩa hồng treo gió thì còn gì bằng?
Thông tin tham khảo:
Website: www.opetitmaison.com
Hotline: 0903453365
Address: Cà phê Petit, 31 Nam Hồ, P.11, Đà Lạt, Lâm Đồng