SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 12/10/2024
  • Click để copy

Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0

07:05, 13/11/2023
(SHTT) - Vừa qua, Bộ KH&CN phối hợp với ĐH KHCH&NV- ĐHQG HCM tổ chức tại TP.HCM Hội thảo Đánh giá Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0”.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt mới đây đã Hội thảo "Đánh giá Chương trình KHCN trọng điểm cấp quốc gia 'Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghệp 4.0', mã số KC-4.0/19-25, giai đoạn 2019-2023 và định hướng giai đoạn đến năm 2030" do Bộ KH&CN phối hợp với Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức chiều 11/11.

e2525845f675202b7964-16996962275571442896711

 Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Huỳnh Thành Đạt chỉ rõ ba vấn đề.

Một là, cần làm rõ các nội dung trọng tâm của Chương trình cho giai đoạn tới, trong đó, cần bám sát nhu cầu thực tiễn và các định hướng của Đảng và Nhà nước và đồng thời phải đảm bảo được tính kế thừa, phát huy được điểm mạnh của Chương trình ở giai đoạn vừa qua. 

Chúng ta cần làm rõ khung Chương trình giai đoạn tới theo hướng tới làm chủ, phát triển các công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; tập trung nghiên cứu ứng dụng các công nghệ chủ chốt của CMCN 4.0 mà Việt Nam có lợi thế để tạo ra các sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh; hỗ trợ phát triển và đổi mới các mô hình quản trị, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức trong các lĩnh vực ưu tiên cần chuyển đổi số.

Hai là, cần có các nghiên cứu tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động, xây dựng và cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Ba là, thời gian qua, các quốc gia và các tổ chức quốc tế đã có các thảo luận sôi nổi về các vấn đề liên quan đến đạo đức và trách nhiệm trong việc phát triển, ứng dụng và triển khai các công nghệ của công nghiệp 4.0 (cụ thể như công nghệ trí tuệ nhân tạo). 

Do đó, Chương trình cũng cần có các nghiên cứu về các bộ quy tắc về đạo đức và trách nhiệm trong việc phát triển, ứng dụng các công nghệ của công nghiệp 4.0, các công cụ hỗ trợ thực hành và đánh giá việc áp dụng các bộ quy tắc đạo đức và trách nhiệm… để tạo thuận lợi, chủ động tham gia CMCN4.0 đồng thời phòng ngừa, ứng phó các tác động tiêu cực đến xã hội, con người Việt Nam. 

47a3a4ff0bcfdd9184de-16996962830861812804076

 

Sau hơn 4 năm triển khai, với nỗ lực của Ban Chủ nhiệm Chương trình và các đơn vị chức năng của Bộ KH&CN, Chương trình đã nhận được sự quan tâm lớn của các nhà khoa học, tổ chức, doanh nghiệp và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy vậy, việc triển khai Chương trình cũng gặp nhiều vướng mắc, đòi hỏi cần có sự đánh giá nghiêm túc để định hướng cho việc triển khai giai đoạn tới.

Theo Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM Vũ Hải Quân, Chủ nhiệm Chương trình KC-4.0/19-25, số lượng các đề tài từ Đà Nẵng trở vào Nam tham gia Chương trình còn khiêm tốn. Tuy nhiên, năng lực nghiên cứu, khả năng thu hút đầu tư xã hội của các viện, trường phía Nam, số sản phẩm giành giải cao ở khu vực này rất lớn.

Ông Vũ Hải Quân đề xuất cải cách thủ tục hành chính để nhà khoa học có thể nộp hồ sơ trực tuyến. Bởi nếu nộp bằng giấy sẽ làm chậm quá trình đăng ký đề tài, đặc biệt là đối với các nhà khoa học ở phía Nam. Về đầu ra nghiên cứu, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM góp ý các công trình cần có địa chỉ ứng dụng cụ thể, sản phẩm có sự đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Tại hội thảo, các nhà khoa học cũng đã trình bày kết quả nghiên cứu của một số đề tài, nhiệm vụ trong Chương trình, như: Hệ thống AI tích hợp dữ liệu địa chất dầu khí đánh giá triển vọng dầu khí; ứng dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo hỗ trợ tầm soát trước sinh cho một số bất thường hay gặp ở Việt Nam; hệ thống giám sát và dự báo, cảnh báo chất lượng không khí trên cơ sở thu thập, tích hợp dữ liệu đa nguồn, thí điểm cho một đô thị lớn…

Kết lại, Bộ trưởng Đạt đề nghị các đơn vị chức năng của Bộ và Ban Chủ nhiệm tiếp thu nghiêm túc các ý kiến hôm nay để tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình cho giai đoạn tới, trước mắt là việc hoàn thiện Khung Chương trình kéo dài đến năm 2030 để trình ban hành trong năm 2023.

PV

Tin khác

Tin tức 13 giờ trước
(SHTT) - Phát biểu khai mạc chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Chúng ta đi sau về chuyển đổi số nên phải có tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên".
Tin tức 15 giờ trước
(SHTT) - Thành ủy Hà Nội đã tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô số 39/2024/QH15. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tới điểm cầu các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị; 30 quận, huyện, thị xã và 579 xã, phường, thị trấn. Số lượng đại biểu tham dự của khoảng 30.000 đại biểu.
Tin tức 15 giờ trước
(SHTT) - Giải Nobel Hòa bình thuộc về Nihon Hidankyo vì "những nỗ lực hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân và chứng minh qua các nhân chứng rằng vũ khí hạt nhân không bao giờ được sử dụng nữa".
Tin tức 1 ngày trước
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Hội nghị Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế gặp mặt doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10). Tại đây, vấn đề hỗ trợ đào tạo chuyển đổi số cho doanh nghiệp, phát triển thương hiệu du lịch Huế ấn tượng, nguồn vốn khởi nghiệp… được doanh nghiệp quan tâm nêu ý kiến đề xuất.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 09/10, Công đoàn Trường Đại học Sư phạm tổ chức Hội nghị tập huấn Công đoàn năm 2024 với chủ đề: “Hoạt động của tổ chức công đoàn để hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc” cho đội ngũ VC, NLĐ làm công tác công đoàn của Trường nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức.
Liên kết hữu ích