SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 09/05/2024
  • Click để copy

Hàn Quốc chế tạo thành công thiết bị biến nước biển thành nước ngọt

13:33, 24/08/2021
(SHTT) - Các nhà khoa học Hàn Quốc mới đây đã sáng chế thành công 1 thiết bị thông minh có khả năng biến nước biển thành nước ngọt chỉ trong vài phút.

Với tác động của biến đổi môi trường, nhiều nơi trên thế giới đang phải đối mặt với vấn đề thiếu nước sạch trầm trọng, Ở một mặt khác, chúng ta luôn biết rằng Trái Đất luôn có nguồn dự trữ nước vô cùng lớn tại các đại dương.

Và nhằm giải quyết vấn đề thiếu nước ngọt và tận dụng nguồn nước biển đại dương, các chuyên gia tại Viện Kỹ thuật Dân dụng và Công nghệ Xây dựng Hàn Quốc (KICT) đã sáng chế thành công công nghệ biến nước biển thành nước ngọt thông qua một màng khử mới gọi là “màng sợi nano electrospun đồng trục”, có thể hoạt động trong thời gian dài trước khi cần thay thế.

Cụ thể, màng lọc của KICT có thể hoạt động liên tục 1 tháng, lâu hơn 14 lần so với thời gian hoạt động của các màng lọc hiện hành là khoảng 50 giờ. Thử nghiệm cho thấy màng lọc mới có thể khử muối từ nước biển với hiệu quả lên đến 99,99%. Quá trình lọc chỉ diễn ra trong vài phút.

Capture

 

“Màng sợi nano electrospun đồng trục có tiềm năng lớn dùng xử lý nước biển mà không bị tác động bởi các vấn đề thấm ướt và có thể thích hợp để ứng dụng chưng cất nước ở quy mô thí điểm và thực tế”, Tiến sĩ Yunchul Woo, thành viên nhóm nghiên cứu, nhận định.

Tại Việt Nam, Trung tâm thông tin và thống kê khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) cũng đã thành công tìm ra giải pháp để biến nước mặn thành nước ngọt và hiện đang ứng dụng rộng rãi tại các tỉnh thành thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long - các khi vực bị thiếu nước sinh hoạt do hạn hán và xâm nhập mặn trong những năm gần đây.

Giải pháp tách phù sa, lọc nước biển và nước nhiễm mặn thành nước ngọt ứng dụng công nghệ thẩm thấu ngược RO. Thiết bị có nhiều loại công suất từ 1,5 – 400 m3/ngày, khả năng tách muối đến 99,4%, tự động súc rửa nên tăng tuổi thọ màng lọc lên đến 5 năm, thiết kế nhỏ gọn, lắp đặt và vận hành đơn giản, đáp ứng tiêu chuẩn QCVN 01:2009/BYT.

Đối với các nguồn nước nhiễm phù sa, ứng dụng thiết bị tách phù sa bằng công nghệ ly tâm là giải pháp tối ưu trong quá trình xử lý nước phục vụ sinh hoạt, nuôi trồng, sản xuất và chế biến.

Thiết bị tách và thải trực tiếp đến 98% chất rắn lơ lửng, loại bỏ tạp chất với kích thước từ 25 micron trở lên, công suất đáp ứng đa dạng từ 0,7 – 2.895 m3/giờ, nhỏ gọn, lắp đặt và vận hành đơn giản. Các thiết bị xử lý nước trên đã được chuyển giao, lắp đặt cho nhiều cá nhân, đơn vị trên đất liền, hải đảo, trên tàu biển với độ ổn định và tin cậy cao.

Bảo An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 18 giờ trước
(SHTT) - Vừa qua, các đội thu còng Chung kết cuộc thi Sáng kiến khoa học 2024 đã hoàn thành phần thuyết trình về các nghiên cứu sản phẩm và giải pháp công nghệ mang tới chương trình.
Khoa học Công nghệ 18 giờ trước
(SHTT) - Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.
Khoa học Công nghệ 18 giờ trước
(SHTT) - Hoạt động sáng tạo trong thanh, thiếu niên do các cấp bộ đoàn trên địa bàn tỉnh triển khai đã có sức lan tỏa sâu rộng trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN) với nhiều sáng kiến khoa học - kỹ thuật hữu ích, ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Ô tô điện Seagull của hãng BYD được biết sẽ sớm chào bán tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, mới đây, truyền thông Trung Quốc cho biết nhà sản xuất đã thông báo triệu hồi gần 17.000 phương tiện thuộc dòng xe này do dĩnh lỗi phần mềm.