SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 28/04/2024
  • Click để copy

Hà Nam: Khởi tố 2 đối tượng có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

07:30, 12/08/2023
(SHTT) - Cơ quan chức năng tỉnh Hà Nam mới đây đã tiến hành khởi tố 2 đối tượng về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan tới hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của Công ty Cổ phần SOLITI Việt Nam, đóng trên địa bàn xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng.

Theo thông tin từ Tổng Cục Quản lý thị trường, trước đó, vào ngày 17/5/2023 Đoàn kiểm tra của Đội QLTT số 3, Cục QLTT tỉnh Hà Nam phối hợp với Đội phòng ngừa đấu tranh án buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, xâm phạm sở hữu trí tuệ - Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Hà Nam tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của Công ty Cổ phần SOLITI Việt Nam, đóng trên địa bàn xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng do Bùi Văn Linh là Tổng Giám đốc, Vũ Ngọc Tỉnh là nhân viên quản lý xưởng sản xuất.

z4594745412343_6cbe0b52ea2f25d67af3005718042072

 

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 1.980 bao keo dán gạch, nhãn hiệu Super Builder, trọng lượng 25kg/bao có gắn nhãn hiệu con cá sấu, có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Đoàn đã lập biên bản kiểm tra, tạm giữ toàn bộ số hàng hoá nói trên.

Xét thấy vụ việc có dấu hiệu tội phạm, Đội QLTT số 3 đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc của Công Ty Cổ Phần Soliti Việt Nam tới Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Hà Nam để tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc theo quy định của pháp luật.

Qua thời gian điều tra, xác minh và kết luận giám định của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ - Bộ khoa học và công nghệ, ngày 27/7/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Hà Nam đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Văn Linh (SN 1987) và Vũ Ngọc Tỉnh (SN 1987), cùng trú tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định về tội “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”.

z4594745436533_db578c61cbece56a29d48926c4dc532a

 

Được biết, đây là vụ án đầu tiên trên địa bàn tỉnh Hà Nam bị điều tra, khởi tố về tội "Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp". Việc xử lý nghiêm minh các đối tượng về hành vi “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” góp phần tạo niềm tin cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh nói riêng, cả nước nói chung yên tâm  lao động, sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, xã hội. 

Quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Theo khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019 và 2022), quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bị xử lý như thế nào?

Theo quy định của Nhà nước hiện hành, nếu các cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với khung hình phạt như sau:

Đối với cá nhân:

Khung 1: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm khi:

Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng

Hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung 2: Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với các trường hợp sau đây:

(i) Có tổ chức;

(ii) Phạm tội 02 lần trở lên;

(iii) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

(iv) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;

(v) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

* Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với pháp nhân thương mại:

Cụ thể tại khoản 4 Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), pháp nhân thương mại phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng khi thực hiện hành vi quy định tại Khung 1 đối với cá nhân với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

Hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu

Hoặc chỉ dẫn địa lý từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này

Hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm khi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại (i), (ii), (iii), (iv), (v) khung 2 đối với cá nhân;

+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Thái An

Tin khác

Pháp luật 15 giờ trước
(SHTT) - Đạo luật bảo vệ người tiêu dùng mới của Canada đang tạo ra những làn sóng trái chiều. Các doanh nghiệp đang lo ngại việc đạo luật mới mang lại quá nhiều quyền lực cho chính phủ.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Cơ quan CSĐT Công an thành phố Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Nông Thị Hằng (SN 1987), trú ở xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội về hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả.
Pháp luật 4 ngày trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.
Pháp luật 5 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Công an Thành phố Hà Nội, một nạn nhân đã trình báo về việc tham gia đầu tư tiền ảo và bị lừa đảo trực tuyến hơn 2 tỷ đồng. Đáng chú ý, các mánh khóe, chiêu lừa được các đối tượng sử dụng để moi tiền của nạn nhân đều không mới.
Pháp luật 6 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Vũ Thị Kim Dung (Rouse) đã có phần trình bày liên quan đến vấn đề pháp luật về xác lập quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, từ sửa đổi đến thực tiễn áp dụng.