SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 07/05/2024
  • Click để copy

Du lịch Thanh Hóa đang kích cầu để đón du khách trong dịp cuối năm

07:40, 15/12/2023
(SHTT) - Sau khi gặt hái được quả ngọt trong dịp hè, đặc biệt là du lịch biển, để tạo đột phá trong dịp cuối năm, du lịch Thanh Hóa đã, đang tập trung khai thác sản phẩm thế mạnh, đồng thời đưa ra chính sách du lịch hấp dẫn để thu hút du khách về với Xứ Thanh trong dịp Tết.

 Được biết mục tiêu trong năm 2023, Thanh Hóa đón 12 triệu lượt khách, trong đó có 615 nghìn lượt khách quốc tế. Để cán đích theo kế hoạch, trong dịp cuối năm là cơ hội vàng để du lịch Thanh Hóa bứt tốc, đặc biệt là dịp giáng sinh, tết dương lịch. Vào đông, dịch cuối năm du lịch biển không còn là thế mạnh để Thanh Hóa hút khách, tuy nhiên Thanh Hoá là mảnh đất địa lịnh nhân kiệt, là tỉnh đang trên đà phát triển mạnh hệ thống giao thông thuận tiện, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu của dòng khách du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo.

Các cơ sở lưu trú 3 - 5 sao sẽ là sự lựa chọn tối ưu dành cho khách khi đến với với Thanh Hóa trong dịp cuối năm. Tiêu biểu như quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn dự kiến sẽ triển khai một số chương trình kích cầu du lịch hấp dẫn. Tại đây, có số lượng phòng lưu trú lên đến hơn 1.000 phòng, không gian tổ chức hội nghị, hội thảo tối đa 1.100 khách và đặc biệt nguồn nhân lực đảm bảo về chất lượng, sự chuyên nghiệp. Nhằm kích cầu du lịch trong những tháng cuối năm và thu hút dòng khách MICE, FLC Sầm Sơn sẽ triển khai chương trình giảm giá phòng lên tới 35% vào tất cả các ngày trong tuần, kể từ tháng 9.

thanhphothanhhoa-16774897649251166490864-1677500888907-16775008890811752484099

 

Không chỉ có vậy, cuối năm vào mùa đông các điểm di lịch, nối tiếng về kiến trúc, lịch sử, văn hóa, du lịch tâm linh,... là lựa chọn phù hợp đầy ý nghĩa của du khách về với Thanh Hóa. Điển nhấn như Thành Nhà Hồ, Di sản Văn hóa Thế giới là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam và có giá trị, độc đáo nhất còn lại ở Đông Nam Á.

Đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự của nước ta dưới triều Hồ. Thành trì này được xây dựng vào năm 1397, sử dụng khối lượng vật liệu khổng lồ ước tính lên tới trên 25.000m3 đá và trên 100.000m3 đất. Để phục vụ tốt hơn nhu cầu của du khách, những năm qua, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã nỗ lực phát triển thêm nhiều sản phẩm, không gian mới phục vụ khách du lịch tham quan. Trong đó phải kể đến “Không gian văn hóa nông nghiệp vùng Tây Đô”; “Không gian trưng bày hiện vật ngoài trời”; khai thác không gian trưng bày đá xây thành làm điểm check-in tại cổng phía Nam; trưng bày mô hình súng thần công và những cải cách triều Hồ; tổ chức các chương trình giáo dục di sản cho học sinh;...

Đồng thời đưa vào chương trình tham quan khu vực phụ cận Thành Nhà Hồ. Trung tâm tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị  để bảo tồn và phát huy giá trị di sản, đồng thời quảng bá, phát triển du lịch, thu hút khách du lịch về tham quan tòa thành đá độc nhất vô nhị này. Điển hình mới đây, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ đã tổ chức hội nghị đánh giá, lấy ý kiến xây dựng nội dung thuyết minh tour Di sản Thành nhà Hồ và kết nối các di tích phụ cận.

Tại Hội nghị, đại diện Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ đã trình bày định hướng 4 tour tham quan di sản, gồm: Tour 1: Nhà Trưng bày - Khu trưng bày ngoài trời (Cải cách triều Hồ, trưng bày trụ chân tảng) - Không gian Văn hóa nông nghiệp vùng Tây đô - Cổng Nam và khu trưng bày đá xây thành; Tour 2: Nhà Trưng bày - Đền Bình Khương - Hoàng thành - Nhà cổ ông Phạm Ngọc Tùng - Cổng Nam và khu trưng bày đá xây thành; Tour 3: Phòng Trưng bày bổ sung - Đền Bình Khương - Chùa Linh Giang - Chùa Nhân Lộ - Cổng Nam - Khu trưng bày đá xây Thành Nhà Hồ; Tour 4: Cổng Nam Thành nhà Hồ - Chùa Hà Lương - Núi Tiến Sỹ - Núi Xuân Đài, động Hồ Công - Đàn Nam Giao - Chùa Tường Vân - Đền Trần Khát Chân - Đền Tam Tổng. Đây cũng là dịp để Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ tiếp thu và trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng trong việc xây dựng, phát triển các tour du lịch, đưa di sản đến gần hơn với du khách trong và ngoài tỉnh. Những năm qua, để phục vụ tốt hơn nhu cầu của du khách, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ đã nỗ lực phát triển thêm nhiều sản phẩm, không gian mới phục vụ khách du lịch tham quan. Trong đó phải kể đến “Không gian văn hóa nông nghiệp vùng Tây Đô”; “Không gian trưng bày hiện vật ngoài trời”; khai thác không gian trưng bày đá xây thành làm điểm check-in tại cổng phía Nam; trưng bày mô hình súng thần công và những cải cách triều Hồ; tổ chức các chương trình giáo dục di sản cho học sinh;... Đồng thời đưa vào chương trình tham quan khu vực phụ cận Thành nhà Hồ.

735375320-1610934677601-16109346790701251753598

 

Các khu di tích, các địa phương, các doanh nghiệp  trong tỉnh cũng không ngừng thực hiện nhiều biện pháp kích cầu để hút khách: Trong những tháng cuối năm, thay vì giảm giá tour, giá dịch vụ ở mức thấp nhất, nhiều doanh nghiệp dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh đã đưa ra giải pháp tặng thêm dịch vụ, gia tăng trải nghiệm cho du khách khi tham gia hoạt động du lịch.

VNE-PuLuong-leesunhy-6928-1593-6714-3554-1652023566

 

Cụ thể, các cơ sở lưu trú tại Khu du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (Bá Thước) hiện đang tập trung kích cầu du lịch bằng việc gia tăng hoạt động trải nghiệm dành cho du khách. Kể từ nay đến cuối năm, mức giá dịch vụ tại các khu nghỉ dưỡng sẽ không giảm đáng kể, tuy nhiên sẽ tăng thêm các hoạt động trải nghiệm như: chèo bè mảng, chèo thuyền kayak, hướng dẫn khách đi bộ khám phá điểm đến lân cận, tổ chức team building, galadiner, tổ chức tiệc nướng ngoài trời... khi khách hàng sử dụng dịch vụ lưu trú.

Các địa phương từ nay đến cuối năm tại các địa phương trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch đặc sắc, hấp dẫn. Trong đó có những hoạt động lần đầu tiên được tổ chức như: Gala mừng ngày Quốc khánh 2/9, Liên hoan ẩm thực (TP Sầm Sơn); Khôi phục lễ hội Mường Khòong (Bá Thước); Festival sinh vật cảnh và làng nghề TP Thanh Hóa mở rộng (TP Thanh Hóa)... Cùng với đó là các sự kiện văn hóa đặc sắc, được tổ chức thường niên như: Lễ hội Lam Kinh (Thọ Xuân); Liên hoan văn hóa nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa, Liên hoan ẩm thực (TP Sầm Sơn); Lễ hội văn hóa “Hương sắc vùng cao”, Liên hoan văn nghệ dân gian - phiên chợ vùng cao của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa (Thường Xuân); Hội thi văn nghệ, thể thao các dân tộc tỉnh Thanh Hóa (Cẩm Thủy); Ngày hội văn hóa các dân tộc (Bá Thước)...

suoi-ca-than-thanh-hoa-768x566

 

Có thể nói trong dịp cuối năm du lịch Thanh Hóa đã và đang tập trung khai thác sản phẩm thế mạnh, đồng thời đưa ra chính sách du lịch hấp dẫn những tháng cuối năm, để đưa du lịch Thanh Hóa cán đích mục tiêu đón 12 triệu lượt khách, hướng đến hoàn thành Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã chính thức xác định “du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn”.

                                      Nguyễn Khang

Tin khác

Giải trí 17 giờ trước
(SHTT) - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Cầu truyền hình "Dưới lá cờ quyết thắng" do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện đã diễn ra tối 5/5 tại năm điểm cầu.
Giải trí 1 ngày trước
(SHTT) - Biển Cửa Lò lượng lớn sò huyết bị sóng đánh trôi dạt vào bờ, rất đông người dân, du khách được hưởng "lộc biển" ban tặng.
Giải trí 1 ngày trước
(SHTT) - Tính cả các suất chiếu đặc biệt, sau 7 ngày, "Lât mặt 7: Điều ước của mẹ" đã đạt doanh thu vượt mốc 200 tỷ đồng.
Giải trí 1 ngày trước
(SHTT) - Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức trình chiếu bức tranh Chiến dịch Điện Biên Phủ bằng công nghệ 3D mapping, tại khu vực tượng đài cảm tử, phố Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.
Giải trí 1 ngày trước
(SHTT) - Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, tỉnh Thanh Hóa là địa phương đứng đầu về doanh thu du lịch trong dịp lễ vừa qua.