SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

DN FDI dệt nhuộm đang tìm đến các DN sợi tại VN

10:05, 02/10/2015
Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào lĩnh vực dệt nhuộm để đón đầu cơ hội từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất sợi tại Việt Nam.

Trong buổi lễ chính thức niêm yết cổ phiếu Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ lên sàn chứng khoán tại TPHCM hôm 30-9, ông Phạm Hồng Giang, Tổng thư ký Hiệp hội bông sợi Việt Nam, cho biết Việt Nam đang chứng kiến dòng đầu tư lớn về dệt nhuộm từ các doanh nghiệp FDI để đón đầu TPP. Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất sợi polyester filament tại Việt Nam sẽ có lợi thế và hưởng lợi từ dòng đầu tư này, do nhu cầu về sợi tăng lên.

Theo ông Giang, hiện trên thế giới có xu hướng sử dụng sợi polyester filament vì hàng may mặc sử dụng sợi này phù hợp cho những công nghệ mới trong ngành may mặc.

Ông Giang cũng cho biết thêm, hiện ở Việt Nam chỉ có năm doanh nghiệp sản xuất sợi filament, gồm Formosa, Sợi Thế Kỷ, Hualon, Đông Tiến Hưng và PVTex, với tổng năng lực khoảng 210.000 tấn sợi.

Cũng theo ông Giang, những công ty sản xuất sợi cotton tại Việt nam có khả năng sẽ phải “chia sân” với những nhà đầu tư FDI mới vì đầu tư vào sản xuất sợi kéo từ bông này dễ dàng hơn. Hiện Việt Nam sản xuất trên 800.000 tấn sợi cotton, trong đó xuất khẩu khoảng 600.000 tấn và trong nước sử dụng 200.000 tấn.

Hiện hàng may mặc của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ có thuế suất trung bình là 17,5%, trong đó hàng may mặc làm từ polyester filament chịu thuế suất lên đến 32%. Nếu TPP được ký kết, hàng may mặc từ Việt Nam qua Mỹ sẽ được đưa xuống 0% trong thời gian rất nhanh, giúp sản phẩm làm từ polyester filament có lợi thế cạnh tranh cao.

Trao đổi với TBKTSG Online, ông Đặng Triệu Hòa, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ, cho biết trong mấy tuần qua, trung bình mỗi tuần công ty tiếp từ 1-2 khách hàng (tính đến nay đã có khoảng 20 khách hàng) là những công ty dệt nhuộm có kế hoạch đầu tư sản xuất tại Việt Nam. Những khách hàng này đến từ Trung Quốc, Đài Loan, và Hàn Quốc, trong đó có một số đã đến đầu tư tại Việt Nam ở Long An, Bình Dương nhằm đón đầu các hiệp định thương mại tự do, TPP.

Theo ông Hòa, những doanh nghiệp dệt nhuộm này đang muốn tìm nguồn cung sợi để cung cấp đầu vào cho họ trong tương lai, trong đó, lớn nhất vẫn là những doanh nghiệp từ Đài Loan.

Với TPP, hàng may mặc phải làm từ sợi sản xuất ở 12 nước thành viên TPP mới được hưởng ưu đãi thuế quan. Hiện bộ trưởng các nước TPP đang họp tại Atlanta (Mỹ) với mong muốn kết thúc đàm phán TPP trong tuần này.

Theo bản ghi nhớ thỏa thuận Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), hàng may mặc Việt Nam muốn hưởng ưu đãi thuế suất khi sang EU thì phải được làm từ vải sản xuất tại EU, hoặc Việt Nam, hoặc Hàn Quốc. Hiệp định này có khả năng có hiệu lực từ năm 2017.

Tin khác

Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo số liệu từ Tổng cục hải quan, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đã đạt kim ngạch hơn 15 tỷ USD tính tới ngày 15/4.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh vừa có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.
Kinh tế 1 ngày trước
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, nhiều người chọn đi du lịch hoặc về quê thăm gia đình. Các thú cưng như chó, mèo thường không thể đi theo cùng chủ nên dịch vụ trông giữ chó mèo đã trở nên đắt khách trong dịp này.
Kinh tế 1 ngày trước
Masan ghi nhận doanh thu hợp nhất ở mức 18.855 tỷ đồng trong quý 1/2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Trong đó, mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng ở mức 69,7%.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Ford cho biết quý đầu năm 2024, họ bán được 10.000 xe điện, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái.