SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Cục Trưởng Cục Sở hữu trí tuệ: Số lượng đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu liên tục tăng

07:25, 25/09/2022
(SHTT) - Hoạt động đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài không ngừng gia tăng. Điều này cho thấy các doanh nghiệp ngày càng nâng cao nhận thức về vấn đề tài sản trí tuệ.

Tại Hội thảo “Những giải pháp thúc đẩy đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của Việt Nam ở nước ngoài”, ông Đinh Hữu Phí, Cục Trưởng cục Sở hữu trí tuệ, cho biết, bước qua giai đoạn khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra cho nền kinh tế thế giới nói chung và cho nền kinh tế Việt Nam nói riêng, các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam đang tạo đà những bước khởi sắc mới.

Sự khởi sắc của các hoạt động xuất nhập khẩu tạo nên một lực đẩy mới cho doanh nghiệp và các chủ thể liên quan tới hoạt động sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong việc sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ nhằm xác lập, khai thác và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài, phục vụ xuất khẩu hàng hoá. Sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng, là nền tảng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tự tin và vững chắc hơn khi tiến hành hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. Chính vì vậy, hoạt động đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài cũng theo đó không ngừng gia tăng.

Theo con số thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ trong 5 năm gần đây, số lượng đơn liên quan việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam qua Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu liên tục tăng, lượng đơn năm 2020 đã tăng hơn 150% so với năm 2015. Không chỉ gia tăng về số lượng đơn, số lượng nước được chỉ định trong đơn cũng nhiều hơn.

cuc truong dinh huu phi

 Ông Đinh Hữu Phí, Cục Trưởng cục Sở hữu trí tuệ

Có những đơn chỉ định trên 50 nước, các thị trường được các doanh nghiệp đăng ký nhiều bao gồm: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc... Danh mục hàng hóa, dịch vụ được các doanh nghiệp đăng ký cũng đa dạng hơn. Ngoài các sản phẩm, dịch vụ truyền thống của Việt Nam, như: Nông sản, thực phẩm...., có nhiều doanh nghiệp đã đăng ký các sản phẩm, dịch vụ có tính cạnh tranh cao với các doanh nghiệp nước ngoài.

Ông Đinh Hữu Phí cũng cho biết thêm, thời cơ lớn luôn đồng hành cùng những thách thức, sự nhanh nhạy nắm bắt, hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tiến hành kinh doanh ngoài nước của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển vững mạnh. Tuy nhiên, sự chậm trễ trong việc nắm bắt quyền, hiểu biết chưa đầy đủ về các quy định pháp luật và đặc thù của thị trường đã và đang khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam đánh mất quyền sở hữu trí tuệ của mình tại thị trường mục tiêu, trở thành rào cản lớn trong nỗ lực xuất khẩu sản phẩm. Bài học về nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột, thuốc lá Vinataba vẫn còn đó, là hồi chuông cảnh tỉnh cho doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ sở hữu trí tuệ trước khi chính thức đặt chân vào thị trường xuất khẩu mới.

Nhằm triển khai Nghị quyết 48/NQ-CP ngày 06/5/2021 của Chính phủ, Kế hoạch phối hợp giữa Bộ KH&CN, Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương về hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài đã được ký kết, với các hoạt động đa dạng tập trung hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đăng ký nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng ở nước ngoài, Hội thảo ngày hôm nay là một trong những hoạt động đầu tiên triển khai kế hoạch.

"Trung Quốc hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Cơ quan Sở hữu trí tuệ quốc gia Trung Quốc cũng là đối tác truyền thống, đã và đang có những hỗ trợ tích cực và hiệu quả cho hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam suốt nhiều năm qua. Chính vì vậy, Hội thảo hôm nay, các chuyên gia đến từ Cơ quan Sở hữu trí tuệ Trung Quốc đã chia sẻ cho các doanh nghiệp, hiệp hội, các cơ quan quản lý Nhà nước và các chủ thể liên quan những thông tin giá trị về hệ thống bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của Trung Quốc.

Từ đó, các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ rút ra được những bài học quý báu trong nỗ lực xuất khẩu hàng hoá sang thị trường rộng lớn của nước bạn Trung Quốc láng giềng. Với sự tham gia của các chuyên gia Trung Quốc, các đại biểu sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề đang quan tâm, còn vướng mắc để các chuyên gia hỗ trợ giải đáp". Ông Đinh Hữu Phí nhấn mạnh.

Minh Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 12 giờ trước
Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “LuxCell - Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo” ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và tàng trữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3.
Tài sản trí tuệ 12 giờ trước
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage nhưng lại treo bảng hiệu Cheongdam - Dong cùng với các dòng chữ tiếng Hàn Quốc ngang nhiên quảng cáo là “phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc top 1 châu Âu”.
Tài sản trí tuệ 12 giờ trước
(SHTT) - Trong những năm gần đây, Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể về số lượng đơn đăng ký sáng chế của chủ thể trong nước. Theo các chuyên gia, để thúc đẩy động lực sáng chế và đổi mới sáng tạo, chúng ta sẽ cần sự đổi mới trong cách tiếp về sở hữu trí tuệ.
Tài sản trí tuệ 13 giờ trước
(SHTT) - LG Energy Solution (LGES), nhà sản xuất pin EV lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau CATL của Trung Quốc, mới đây đã có động thái nhằm cảnh báo hoặc thậm chí kiện những trường hợp nghi ngờ vi phạm bằng sáng chế của mình.
Tài sản trí tuệ 13 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, tại Diễn đàn Khoa học và kinh tế toàn cầu 2024, tổ chức tại Dubai, Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam đã nhận giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và danh hiệu Viện sĩ Danh dự.