SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Chủ nhân Nobel Vật Lý 2019: Con người sẽ không thể sống ở bất kỳ hành tinh nào khác ngoài Trái Đất

16:17, 16/10/2019
(SHTT) - Nhà khoa học Michel Mayor, người được vinh danh cho giải Nobel Vật lý 2019 cho những công trình nghiên cứu về các hành tinh trong vũ trụ đã khẳng định sẽ không có chuyện con người có khả năng di dân tới hành tinh bên ngoài Trái Đất.

Trong cuộc phỏng vấn với AFP mới đây, nhà khoa học 77 tuổi, ông Michel Mayor cho biết: "Có một sự thực rõ ràng khi nói về các hành tinh ngoài Hệ Mặt trời là chúng ta không thể di cư đến đó"

"Những hành tinh này quá xa so với chúng ta. Đế tới đó phải mất hàng trăm triệu ngày".

Theo ông, thay vì những ước mơ xa vời về sự sống ngoài Trái Đất, điều chúng ta cần làm hiện nay chính là chăm sóc tốt cho Trái đất, nơi vẫn đang nuôi sống chúng ta mỗi ngày. 

Michel Mayor

  Giáo sư Michel Mayor - 1 trong 3 nhà khoa học được vinh danh cho giải thưởng Nobel 2019.

Giáo sư 77 tuổi khẳng định cần loại bỏ tất cả các tuyên bố như chúng ta sẽ tới một hành tinh khác vào một ngày nào đó khi sự môi trường trên Trái Đất không còn phù hợp với cuộc sống của loài ngoài chúng ta nữa. 

"Điều đó hoàn toàn điên rồ", ông nhấn mạnh. 

Vào tháng 10/1995, hai nhà khoa học Michel Mayor và Didier Queloz đã đưa ra những thông tin khám phá đầu tiên về một ngoại hành tinh - hành tinh ngoài hệ mặt trời - quay quanh quỹ đạo của ngôi sao 51 Pegasi b giống mặt trời trong dải ngân hà. Khám phá này đã mở ra cuộc cách mạng trong ngành thiên văn học. 

Khám phá này đánh dấu bước đột phá trong ngành thiên văn học. Kể từ đó, hơn 4.000 ngoại hành tinh được tìm thấy trong dải thiên hà.

51-pegasi-b-1001

 51 Pegasi b là ngoại hành tinh đầu tiên được phát hiện vào khoảng năm 1995. 

Cũng nhờ khám phá này, ông Mayor và ông Queloz đã được vinh danh cho giải thưởng Nobel cao quý của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển hôm 8/10. 

Theo ông Mayor, một câu hỏi vẫn đang được tranh luận nhiều năm qua giữa các nhà thiên văn học là tồn tại hay không những thế giới khác trong vũ trụ. 

Ông cho rằng việc tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này còn tùy thuộc vào các "thế hệ tiếp theo". 

"Chúng tôi không rõ có tồn tại những thế giới khác hay không. Cách tốt nhất để làm sáng tỏ điều đó là phát triển các kỹ thuật cho phép phát hiện sự sống từ khoảng cách xa", ông cho hay. 

Lâm An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 2 giờ trước
(SHTT) - Ngày 25/4, tại Hà Nội, "Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo" đã chính thức diễn ra. Chương trình với 20 gian hàng đến từ các đơn vị, doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ trở thành nơi hỗ trợ kết nối, xúc tiến giao dịch công nghệ.
Khoa học Công nghệ 5 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ Giao thông vận tải Hàn Quốc đã có thông báo về việc các nhà sản xuất Hyundai, Kia và hai nhà sản xuất ô tô khác sẽ triệu hồi hơn 200.000 xe ô tô do phát hiện linh kiện bị lỗi được sử dụng lắp đặt.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).