SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Doanh nghiệp Việt chưa thật sự chú ý đến việc đăng ký SHTT cho sản phẩm “thai nghén” của mình

15:29, 14/10/2019
(SHTT) - Mặc dù số đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có tăng, nhưng với tình hình thực tiễn hiện nay thì mức tăng đó chưa nhiều. DN Việt chưa thật sự chú ý đến việc đăng ký SHTT cho sản phẩm “thai nghén” của mình.

 Mới đây, tại hai hội thảo liên tiếp diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM về bảo hộ và Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã cùng nhau thảo luận về yêu cầu cấp thiết phải nâng cao năng lực của cơ quan sở hữu trí tuệ trong việc xử lý đơn đăng ký các đối tượng mới. Áp dụng chính xách công nghệ mới trong việc vận hành cơ quan sở hữu trí tuệ, đặc biệt là công nghệ blockchain, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo. Đồng thời, phải thúc đẩy hợp tác về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở quy mô khu vực và toàn cầu, vì nhiều vấn đề sở hữu trí tuệ đã vượt ra khỏi biên giới một quốc gia và bản thân mỗi quốc gia riêng rẽ không thể xử lý được.

dmmm

Doanh nghiệp Việt chưa thật sự chú ý đến việc đăng ký SHTT cho sản phẩm “thai nghén” của mình 

Phát biểu tại hội thảo, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Đinh Hữu Phí cho biết, CMCN 4.0 diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, với tốc độ nhanh hơn những gì đã xảy ra từ trước đến nay và được dự báo làm thay đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị trên toàn thế giới.

Cuộc cách mạng này làm cho thế giới chúng ta “phẳng hơn”, bé hơn và phụ thuộc lẫn nhau hơn. Mỗi quốc gia đang đứng trước những cơ hội và thách thức. Nhiều quốc gia đang phát triển đã bị lỡ cơ hội tận dụng các thành tựu của các cuộc cách mạnh khoa học kỹ thuật trước đó để phát triển đất nước. Vì thế, CMCN 4.0 được cho là cơ hội “vàng” để các nước đang phát triển nắm bắt cơ hội và vươn lên.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho hệ thống SHTT là phải được xây dựng và vận hành thật sự hiệu quả, kiến tạo cho đổi mới sáng tạo, thúc đẩy thương mại hóa tài sản trí tuệ, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

“Để làm được như vậy cần hoàn thiện và đổi mới cơ chế bảo hộ SHTT cho các đối tượng SHTT mới được tạo ra từ CMCN 4.0, ví dụ như bảo hộ sáng chế trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới,… Muốn vậy, cần hoàn thiện cơ chế và nâng cao năng lực thực thi quyền SHTT, đặc biệt trên môi trường internet.

Theo Cục SHTT, trong 6 tháng đầu năm 2019, Cục đã tiếp nhận 55.047 đơn các loại, trong đó có 34.047 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (tăng 15% so với cùng kỳ năm 2018). Tuy nhiên, mặc dù số đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có tăng, nhưng với tình hình thực tiễn hiện nay thì mức tăng đó chưa nhiều. DN Việt chưa thật sự chú ý đến việc đăng ký SHTT cho sản phẩm “thai nghén” của mình.

Điển hình như, số lượng đơn về kiểu dáng của DN đăng ký trong nước, đa phần là những sản phẩm đơn giản, như: nhãn hàng hóa, bao gói, chai lọ và hộp đựng. Việc chậm đăng ký kiểu dáng công nghiệp gây ảnh hưởng trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm. Bằng chứng, không ít DN phải cố gắng đấu tranh trong nhiều năm nhằm giành lại được thương hiệu của mình dày công gây dựng như: cà phê Trung Nguyên, kẹo dừa Bến Tre, nước mắm Phú Quốc,…

Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng DN lơ là đăng ký quyền SHTT. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là do DN không để ý đến tầm quan trọng của việc đăng ký kiểu dáng sản phẩm, tuổi thọ kiểu dáng được cấp rất ngắn trong khi nộp hồ sơ đăng ký mất nhiều thời gian,…

Không chỉ lơ là trong việc đăng ký SHTT trong nước, DN Việt cũng rất “chậm chân” trong việc đăng ký bảo hộ ở nước ngoài, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng cao trong những năm gần đây. Tại Hoa Kỳ, chỉ có 10 kiểu dáng được DN Việt Nam đăng ký; tại Liên minh châu Âu có 166 kiểu dáng được đăng ký,... Các hồ sơ nộp đăng ký SHTT chủ yếu là xe cộ, máy móc, thiết bị điện và điện tử, chai lọ, chén bát…

“Tại Nhật Bản, từ năm 2015 số lượng đơn nộp tăng lên theo Thỏa ước LaHay về đăng ký quốc tế đối với kiểu dáng công nghiệp, do Tổ chức SHTT thế giới quản lý, 50% đơn nộp tại Nhật là của công ty nước ngoài. Điều đó cho thấy Thỏa ước LaHay đã thu hút DN nước ngoài tham gia cấp bằng sáng chế.

Dưới góc độ doanh nghiệp, đại diện của Công ty MITSUBISHI đưa ra quan điểm, cần bảo vệ và sử dụng có chiến lược quyền SHTT trong bối cảnh CMCN 4.0.MITSUBISHI xây dựng chiến lược toàn cầu hóa về SHTT và đạt được mức tăng trưởng mạnh nhờ SHTT. Hiện số lượng bằng sáng chế MITSUBISHI nắm giữ tính đến năm 2018 là 2.812 bằng; độc quyền kiểu dáng công nghiệp là là 127.

Giáo sư Mitsuyyoshi Hiratsuka đến từ Trường Đại học Tokyo nêu vấn đề “Liệu chiến lược SHTT có dịch chuyển từ độc quyền sang cạnh tranh?” và việc SHTT có vai trò như thế nào trong quá trình mở rộng thị trường sẽ cho biết năng lực công nghệ của công ty đó. Vì vậy, Giáo sư Mitsuyyoshi Hiratsuka cho rằng, nói đến triển vọng của SHTT trong thời đại CMCN 4.0 là xác định vai trò của nó như một công cụ nhằm đạt lợi thế cạnh tranh trên thị trường tự do và công bằng bằng cách nhìn vào mô hình kinh doanh của công ty đó.

Hoài Anh

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.