SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 28/04/2024
  • Click để copy

Cảnh báo: Phát hiện chất cấm trong sản phẩm mạo danh sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu

15:59, 09/09/2023
(SHTT) - Theo cơ quan chức năng, qua kiểm nghiệm, nhiều mẫu sâm Trung Quốc nhập lậu, giả mạo sâm Ngọc Linh có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật gấp nhiều lần cho phép, thậm chí phát hiện cả những hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam.

Tại buổi tọa đàm "Giải pháp ngăn chặn và xử lý sâm nhập lậu, bảo vệ người trồng sâm Việt Nam" do Báo Nông thôn ngày nay tổ chức ngày 8/9, các cơ quan chức năng cho biết, thời gian qua, trên thị trường xuất hiện những thương nhân buôn bán "sâm Ngọc Linh hay sâm Lai Châu" với mức giá rẻ hơn sâm chính gốc vài chục lần. Cụ thể, giá sâm Ngọc Linh chính gốc loại 1 lên đến hơn 300 triệu đồng/kg, sâm Lai Châu cũng có giá trên 120 triệu đồng/kg. Còn trên thị trường trôi nổi, loại sâm mạo danh sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu có mức giá chỉ vài triệu đồng/kg.

Theo ông Ngụy Đình Phúc, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 2 (Cục QLTT tỉnh Kon Tum), trên mạng xã hội bày bán tràn lan từ cây giống, hạt giống đến củ sâm. Thậm chí, các đầu mối rao bán sâm Ngọc Linh và Lai Châu giả mạo còn sử dụng hình ảnh lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh, hình ảnh người nông dân trồng sâm... để bán hàng.

Khối lượng sâm bán trên mạng xã hội rất nhiều, mua bao nhiêu cũng có. Họ còn lợi dụng cả hình ảnh của công an Lai Châu đưa lên mạng để bán cây sâm giống, ông Phúc nhấn mạnh.

sam ngoc linha

 

Ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, 8 tháng qua, đơn vị đã phát hiện, xử lý hơn 4.400 vụ việc về mặt hàng sâm. Không chỉ phát hiện nhiều cửa hàng bán sâm củ, mà còn phát hiện thêm nhiều sản phẩm bánh, kẹo, mỹ phẩm, dược phẩm mạo danh nguồn gốc sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu.

Đại tá Đỗ Đình Cường – Trưởng phòng Phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu cho biết, từ năm 2021, lực lượng biên phòng đã tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm soát, tiến hành khởi tố 2 đối tượng và thu 172,9 kg sâm, định giá 246 triệu đồng, tiến hành hoàn chỉnh các thủ tục của pháp luật.

Theo ông Lê, để phân định, xử lý được việc mạo danh sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu thì công tác giám định nguồn gốc sâm rất phức tạp. Bản chất cây sâm Trung Quốc chuyển về có nguồn gene giống cây sâm Việt Nam, chỉ khác quy trình trồng. Quy trình trồng sâm ở Trung Quốc rất ngắn, thường sử dụng chất kích thích, hóa chất nên chỉ 2-3 năm đã cho thu hoạch. Người tiêu dùng không biết, sử dụng chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trong khi đó, đại tá Đỗ Đình Cường cho biết Lai Châu có hơn 160km đường biên tiếp giáp với Trung Quốc, trong đó có hơn 30km đường biên giới là sông, suối.

 Vì vậy, các đối tượng buôn lậu sâm thường lợi dụng điều này để kết nối với các chủ buôn Trung Quốc, thống nhất về mặt giá cả, vận chuyển, bỏ sâm Trung Quốc vào thùng xốp rồi thả trôi ở sông khu vực biên giới. Sau đó người mua sâm Lai Châu ở bên Việt Nam sẽ đón nhận, do đó gây nhiều khó khăn cho công tác bắt giữ và xử lý.

Đặc biệt, trong số sâm nhập từ Trung Quốc bị phát hiện, bắt giữ, khi lấy mẫu đưa đi kiểm nghiệm thì phát hiện sâm nhập lậu có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật gấp nhiều lần cho phép, thậm chí phát hiện cả những hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam.

Đồng thời, sâm giả mạo sâm Ngọc Linh ảnh hưởng tới thương hiệu mà những người trồng sâm ở Việt Nam, đặc biệt là nông dân đã đầu tư nhiều tiền của vào lĩnh vực này, nhiều nông dân đã bày tỏ mối lo ngại có thể dẫn tới phá sản nếu tình trạng sâm nhập lậu không được ngăn chặn kịp thời.

Tại tọa đàm, Thượng tá Phùng Ngọc Trường, Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (PC03), Công an tỉnh Lai Châu cho biết, cùng với sự vào cuộc của cơ quan chức năng thì công tác tuyên truyền để nhận diện sâm Ngọc Linh và Lai Châu là hết sức quan trọng, bởi không có sâm nào giá vài triệu đồng một kg.

Đồng quan điểm, ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum cho rằng, để bảo vệ được thương hiệu sâm Việt Nam, đòi hỏi các cơ quan phải làm việc quyết liệt hơn nữa. Theo ông Mạnh, một trong những cách làm mang lại hiệu quả cao là giúp người dân phân biệt được hàng thật, hàng giả. Mới đây, lực lượng Quản lý thị trường đã tổ chức trưng bày nhận diện sâm Ngọc Linh ở Hà Nội, điều này giúp người dân phân biệt được hàng thật với hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tại tọa đàm, nhiều ý kiến cũng cho rằng, việc xử lý doanh nghiệp, cá nhân trà trộn sâm ngoại lai vào Việt Nam không khó khi chúng ta kiểm soát, yêu cầu đầy đủ hóa đơn chứng từ của sản phẩm. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu nuôi cấy mô, sản xuất hàng loạt để nâng cao năng suất.

Hà Vân

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 giờ trước
(SHTT) - Công ty dược phẩm Acuitas Therapeutics và công ty CureVac vừa giải quyết vụ kiện đòi được công nhận là người phát minh từ phía Acuitas trong các liên quan đến vắc xin COVID-19.
Tài sản trí tuệ 1 giờ trước
(SHTT) - Công ty CP Công nghệ Mới Nhật Hải (OIC NEW) là một doanh nghiệp khoa học công nghệ, chuyên về lĩnh vực công nghệ nano ứng dụng trong y dược, thủy sản, chăn nuôi, mỹ phẩm. Với những nỗ lực không ngừng trong nghiên cứu và phát triển, OIC NEW đạt được nhiều thành tựu ấn tượng, khẳng định vị thế của mình.
Tài sản trí tuệ 19 giờ trước
Liên tục sai phạm trong lĩnh vực y tế, Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế - Mega Gangnam bị Thanh tra Sở Y tế TP.HCM xử phạt 53 triệu đồng.
Tài sản trí tuệ 19 giờ trước
Cục Sở hữu trí tuệ và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp UBND huyện Phong Điền tổ chức công bố và trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận Hương xưa làng cổ Phước Tích và Đệm bàng Phò Trạch.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Tại sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (IPDAY 2024), sáng 26/4 tại Hà Nội, PGS.TS Lê Hoài Đức chia sẻ rằng người Việt chưa quen biến tài sản trí tuệ thành tiền.