SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Cảnh báo 12 chất phụ gia thực phẩm gây ung thư

11:00, 22/10/2017
(SHTT) - Nếu sử dụng một số phụ gia thực phẩm không đùng liều lượng sẽ gây hại cho sức khỏe. Nhóm công tác môi trường tại Mỹ đã từng công bố danh sách 12 loại chất phụ gia độc hại hàng đầu bao gồm: chất bảo quản, màu thực phẩm, chất chống oxy hóa...

 12 loại chất phụ gia độc hại hàng đầu

Nhóm công tác môi trường (Environmental Working Group - EWG), Mỹ, đã từng công bố danh sách 12 loại chất phụ gia độc hại hàng đầu. Tổ chức này cho biết các chất phụ gia thực phẩm có chứa hàm lượng lớn thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ, có thể gây ra ung thư cho người sử dụng. 

chat-phu-gia-tuyet-doi-tranh-xa

 Một số phụ gia nên tránh xa (ảnh minh họa)

Danh sách các chất phụ gia độc hại bao gồm: chất chống oxy hóa Hydroxyanisole butylated (BHA); Hydroxytoluene butylated (BHT); chất kích thích Theobromine thường có trong socola; màu thực phẩm chứa Nitrat và nitrit; bột nở Kali bromat; các chất bảo quản Propyl paraben và Propyl gallate;  "hương liệu tự nhiên"; phẩm màu nhân tạo; chất Diacetyl thường xuất hiện trong bỏng ngô; phốt phát và nhôm.

Trong 12 chất kể trên, thì chất phụ gia đứng đầu danh sách là màu thực phẩm nitrates - nitrits và thứ 2 là bột nở Kali bromat. Người ta dùng màu nitrate để ướp các loại thịt muối khiến cho thịt có màu hồng tươ đẹp mắt hơn. Bột nở Kali bromat, chất phụ gia được sử dụng trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo, giúp làm nở bột bánh mỳ và giảm thời gian nướng bánh. Các nhà khoa học thuộc Tổ chức Y tế thế giới WHO tuyên bố rằng, hóa chất này có thể gây các bệnh ung thư ở người như ung thư dạ dày, ung thư não và ung thư tuyến giáp. Ngoài ra, Kali bromat còn gây tổn hại cho ADN của con người.

Hầu hết thuốc trừ sâu được chứng minh là chất gây ung thư. Cách duy nhất để tránh thuốc trừ sâu là dùng thực phẩm hữu cơ. Những chất này làm suy yếu hệ thống miễn dịch và tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư trong các tế bào cơ thể.

Các chất phụ gia sử dụng tràn lan trên thị trường

Theo nghiên cứu trên thì những phụ gia chúng ta đang sử dụng hàng ngày như bộ nở trong bánh kẹo, hương liệu, phẩm màu, chất Diacetyl thường xuất hiện trong bỏng ngô...Đây là những loại thực phẩm chsng ta thường xuyên sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

cach-lam-bap-rang-bo-cay-caramel-ngon-tai-nha-11

 Chất Diacetyl thường xuất hiện trong bỏng ngô

Đã có rất nhiều bài báo viết về tác hại của bỏng ngô nếu ăn quá nhiều, những phụ gia dùng trong bỏng ngô không rõ nguồn gốc vẫn được ưa chuộng tiêu dùng đặc biệt là học sinh, sinh viên. Những phụ gia trong bỏng ngố đều được chế biến từ nhữn gthuws không rõ nguồn gốc, rồi cả phẩm màu để làm biến đổi màu, vị của bỏn gngoo. Nếu như trước kia chỉ là bỏng ngô được rang với bơ thì hiện nay một số người bán hàng còn trộn thêm phẩm màu như xanh màu cốm, vị socola...Nhìn thì thật bắt mắt về màu sắc, thu hút được học sinh. Nhưng còn chất lượng, nguồn gốc thì chưa chắc đảm bảo.

Bạn Thùy Chi (học sinh cấp 3 tại Hà Nội) chia sẻ: "Em rất thích ăn bỏng ngô. mỗi buổi chiều về, cô chú bán bỏng ngô vẫn hay đứng ở cổng trường em để bán, bạn bè em cũng rất thích ăn. Em thích nhất là vị socola nên thường mua nó. Mùa đông thì bọn em sẽ ăn nhiều hơn vì bỏng ngô nóng ăn trong mùa lạnh sẽ rất ngon, đi đường mà ngửi thấy mùi bỏng ngô rang cũng rất tuyệt".

Những em học sinh vẫn không biết gì về những phụ gia nguy hiểm tới sức khỏe có trong thứ các em vẫn yêu thích ăn hàng ngày. Chưa kể đến, nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm có an toàn hay không. Nhưng chính các em đang làm hại bản thân bằng những thói quen hang ngày về món ăn yêu thích của mình.

Khuyến cáo người tiêu dùng nên tạo thói quen đọc kỹ các thông tin trên bao bì sản phẩm để phát hiện ra các chất phụ gia độc hại này và tránh chúng khi có thể. Đó là hành động thiết thực để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và gia đình.

                                                                                                            Nguyễn Nga

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, Đội Quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương phối hợp với Đội 3 Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an huyện Ninh Giang và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương tổ chức giám sát việc tiêu hủy 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý Thực phẩm Singapore đã thông báo thu hồi một số thực phẩm có xuất xứ từ Việt Nam gồm nem cuốn hải sản Li Chuan (750g), dimsum tôm Bibigo Mandu (350g) và Mini Mandu.
Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
(SHTT) - Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 23 giờ trước
Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “LuxCell - Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo” ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và tàng trữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3.
Tài sản trí tuệ 23 giờ trước
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage nhưng lại treo bảng hiệu Cheongdam - Dong cùng với các dòng chữ tiếng Hàn Quốc ngang nhiên quảng cáo là “phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc top 1 châu Âu”.