SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Căng thẳng vụ kiện bản quyền vở diễn Ngày xưa giữa Công ty Tuần Châu và đạo diễn Việt Tú

06:44, 15/03/2019
(SHTT) - Phiên tòa xét xử vụ kiện bản quyền vở diễn Ngày xưa giữa Công ty Tuần Châu và đạo diễn Việt Tú diễn ra khá căng thẳng khi cả 2 bên đều đưa ra những lập luận, bằng chứng có lợi cho mình.

Nhiều tranh cãi trong phiên tòa kiện bản quyền vở diễn Ngày xưa giữa Công ty Tuần Châu và đạo diễn Việt Tú

Ngày 14/3, TAND Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án dân sự tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ chương trình nghệ thuật giữa Công ty Cổ phần Tuần Châu Hà Nội thuộc Tập đoàn Tuần Châu do ông Đào Hồng Tuyển (biệt danh "chúa đảo Tuần Châu") và Công ty Cổ phần Đầu tư tổng hợp truyền thông DS (DS) do đạo diễn Việt Tú làm giám đốc.

Mở đầu phiên toà, đại diện Công ty Tuần Châu Hà Nội cho biết, vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện Công ty DS. Tuy nhiên, phần bồi thường thiệt hại trước đó Tuần Châu Hà Nội yêu cầu Công ty DS bồi thường 6,2 tỉ đồng, nay giảm xuống còn 6 tỉ đồng.

ban quyen vo dien ngay xua

 Toàn cảnh phiên tòa thu hút sự quan tâm của truyền thông và dư luận - Ảnh: DANH TRỌNG

Luật sư Trương Anh Tú, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công ty Tuần Châu Hà Nội trình bày căn cứ khởi kiện. Theo luật sư Trương Anh Tú, năm 2015 - 2016, Công ty Tuần Châu Hà Nội đã ký hợp đồng kèm phụ lục trị giá hơn 7,4 tỉ đồng nội dung với đạo diễn Việt Tú, nhằm xây dựng vở diễn thực cảnh "Ngày xưa", hay còn gọi là "Thuở ấy xứ Đoài" để biểu diễn tại khu du lịch Tuần Châu Hà Nội (huyện Quốc Oai).

Tổng chi phí mà Tuần Châu đầu tư khoảng 13 tỷ đồng. Sau khi tác phẩm ra đời, giữa đạo diễn Việt Tú và chủ đầu tư xảy ra tranh chấp về bản quyền vở diễn.Tuần Châu cho rằng, đạo diễn Việt Tú và và Công ty CP Đầu tư tổng hợp truyền thông DS do ông Nguyễn Việt Tú (tức đạo diễn Việt Tú) làm giám đốc cố ý trì hoãn không thực hiện hợp đồng, tự ý công bố vở diễn khi chưa được sự đồng ý của chủ đầu tư, gây ảnh hưởng đến quyền tài sản của công ty.

Trong đơn kiện, Tuần Châu yêu cầu tòa án buộc DS chuyển giao quyền chủ sở hữu, quyền tác giả đối với kịch bản “Ngày xưa” cho mình.Tuần Châu cũng yêu cầu DS chấm dứt việc quảng cáo, quảng bá, giới thiệu, viết bài hoặc mọi hoạt động quảng cáo và truyền thông khác liên quan tới việc sử dụng và khai thác kịch bản “Ngày xưa”.

Ngoài ra, Tuần Châu khẳng định, DS đã vi phạm các nghĩa vụ bàn giao sản phẩm, cung cấp hóa đơn tài chính và vi phạm điều khoản bảo mật khi đạo diễn Việt Tú cung cấp nội dung thỏa thuận giữa 2 bên cho báo chí, truyền thông.

Các hành vi của DS đã khiến Tuần Châu không khai thác được sản phẩm và phải thuê người khác xây dựng chương trình thay thế là vở diễn thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” với giá hơn 5,9 tỷ đồng.Tuần Châu đề nghị tòa buộc DS phải bồi thường hơn 6,2 tỷ đồng. Đây là khoản tiền mà Tuần Châu phải bỏ ra để xây dựng vở “Tinh hoa Bắc Bộ” và tiền thuê luật sư hỗ trợ giải quyết vụ án.

Đạo diễn Việt Tú - cha đẻ của vở diễn Ngày xưa - ra tòa với tư cách là bị đơn. Tại tòa, đạo diễn cùng với luật sư đại diện cho công ty DS, đều cho rằng trong hợp đồng có quy định DS được hưởng 10% tổng doanh thu vé bán. DS hoàn toàn không có ý định chiếm đoạt hay chiếm hữu "những gì không thuộc về mình".

Phía DS đã đề nghị với Tuần Châu cùng đăng ký bản quyền nhưng không được. Luật sư của DS đề nghị HĐXX bác đơn khởi kiện của Tuần Châu.

ban quyen vo dien ngay xua 1

 

Đạo diễn Việt Tú khẳng định đến đây không phải vì tiền, đến đây vì quyền tác giả, nghệ sĩ của mình. DS đề nghị Tuần Châu phải xác nhận vở Tinh hoa Bắc bộ là vở phái sinh của Ngày xưa.

Phiên tòa diễn ra căng thẳng và kéo dài, đến hơn 18h tối, chủ tọa phiên tòa cho biết hội đồng xét xử sẽ nghị án và tuyên án vào ngày 18/3 sắp tới.

Luật sư nói gì về vụ kiện bản quyền vở diễn Ngày xưa?

Những thông tin xoay quanh vụ tranh chấp này đã tốn không ít giấy mực của giới truyền thông và việc phân định quyền sở hữu trí tuệ một tác phẩm nghệ thuật cũng nhận được sự quan tâm từ dư luận trong nước. Vậy, quy định của pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ trong câu chuyện này ra sao?

Trước vấn đề này, luật sư Phan Vũ Tuấn - Phó chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ TPHCM (SHTT) đã có buổi trao đổi với báo Pháp luật và Xã hội.

Theo luật sư Phan Vũ Tuấn, đây là một điều rất dễ gây nhầm lẫn cho ngay cả những người có kiến thức pháp luật về lĩnh vực quyền tác giả, bởi luật Sở hữu trí tuệ quy định về quyền tác giả (luật SHTT) không bảo hộ ý tưởng mà chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng đó. Điều này được thể hiện tại khoản 1 Điều 6 luật SHTT, có nghĩa là: một bài hát được viết với chủ đề về tình yêu thì không có nghĩa là các bài hát khác không được viết về chủ đề đó nữa hoặc phải xin phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả để được viết bài hát khác về chủ đề tình yêu. 

"Các bài hát về tình yêu có thể cho ta cảm giác giống nhau về ý tưởng vì chúng thể hiện đặc trưng của chủ đề này như giận hờn hay thắm thiết, đau khổ hay hạnh phúc, cảm xúc mãnh liệt... Nhưng đó là những đặc trưng của chủ đề này, luật SHTT chỉ bảo vệ cái cách mà bài hát về chủ đề tình yêu được thể hiện ra bằng những nốt nhạc, những lời bài hát cụ thể. Luật SHTT sẽ không cấm một bài hát được sáng tác về sự hạnh phúc của hai người yêu nhau vì đã có bài khác được đăng ký cho nội dung tương tự rồi. 

Trong trường hợp của hai vở diễn Ngày xưa và Tinh hoa Bắc Bộ, chúng tương tự nhau về ý tưởng là vì mục đích của chủ đầu tư - Công ty Tuần Châu Hà Nội (TCHN) là dựng nên một tác phẩm sân khấu với chủ đề về sinh hoạt của người dân vùng văn minh lúa nước nghìn năm lịch sử. Đương nhiên nhắc đến chủ đề này, với một hiểu biết trung bình, một người bình thường sẽ mường tượng được nó sẽ bao gồm các hoạt động về nông nghiệp cày cấy, đồng giao, quan họ, hội làng... Đó là những đặc trưng rất dễ nhận biết và không cần phải sáng tạo ra. 

Không thể nói là đã có tác phẩm được đăng kí có nội dung về những hoạt động này rồi nên những tác phẩm khác không được sáng tác về ý tưởng sinh hoạt của người dân vùng văn minh lúa nước hay sáng tác nhưng không được thể hiện các hoạt động về nông nghiệp, đồng giao, quan họ, hội làng... Chúng ta vẫn rất hay nhầm lẫn khi kết luận tác phẩm này xâm phạm quyền tác giả của tác phẩm kia vì cảm thấy chúng "sem sem" hay là "đạo ý tưởng" của nhau. Do đó, việc đạo diễn Việt Tú nói là "ý tưởng bị sao chép", hay "được lấy cảm hứng không hề nhẹ" là chưa chính xác khi kết luận đó là yếu tố quyết định việc tác phẩm Tinh hoa Bắc Bộ xâm phạm quyền tác giả với tác phẩm Ngày xưa", luật sư Phan Vũ Tuấn phân tích.

Thanh Hải

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
(SHTT) - Cấp quyền hình ảnh nhân vật (Character Licensing) là chiến lược kinh doanh được nhiều tập đoàn sáng tạo trên thế giới áp dụng thành công và đem về những nguồn lợi nhuận khổng lồ. Vậy Character Licensing là gì và cơ hội nào cho các doanh nghiệp Việt Nam?
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Ngày 20/4/2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2024. Hội nghị thu hút sự tham gia của sinh viên từ nhiều trường đại học khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.