SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 03/05/2024
  • Click để copy

Cảng Chân Mây khắc phục khó khăn, định hướng thành cảng tổng hợp quốc gia

11:26, 28/11/2023
Qua hơn 1 năm triển khai dịch vụ hàng container, cảng Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên Huế) vượt qua nhiều khó khăn, dần khẳng định thương hiệu của mình, xứng tầm cảng tổng hợp quốc gia.

Cảng Chân Mây dần tạo những bước đột phá, khẳng định vị trí trong lĩnh vực cảng biển và tạo đủ lực để vững tiến ra thị trường khu vực và thế giới. Đúng như tầm nhìn đó, dịch vụ hàng container phát triển từng bước, xây dựng thương hiệu mạnh và theo chiều sâu để trở thành cảng cửa ngõ quốc tế tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là một trong số những cảng nước sâu chuyên dụng xếp dỡ container mô lớn với trang thiết bị hiện đại.

Vượt khó trong bối cảnh chung

Hiện nay, hàng tồn kho tại các nhà máy trên địa bàn Thừa Thiên Huế còn rất nhiều, trong khi sức mua lại ít nên doanh nghiệp phải hạn chế dây chuyền sản xuất, giảm nhân công, hoạt động cầm chừng.

Ngoài ra, sản lượng container nội địa còn chịu ảnh hưởng phần nào từ việc tăng cường kiểm soát tải trọng đối với hàng hóa và phương tiện ra vào cảng Chân Mây. Một lượng hàng đáng kể đã chuyển hướng xuất qua cảng Đà Nẵng.

Công ty Cổ phần Frit Phú Xuân đặt ra vấn đề hiện nay việc xuất hàng đi qua cảng Chân Mây thường xuyên bị thiếu container rỗng, buộc phải lấy container rỗng ở Đà Nẵng dẫn đến tăng chi phí vận tải cho doanh nghiệp. Ngoài ra, hàng nhập của doanh nghiệp tập trung ở cảng Tiên Sa nên việc xuất nhập kết hợp container chưa tối ưu. Tình trạng hủy chuyến thường xuyên xảy ra, dẫn đến kế hoạch xuất hàng của doanh nghiệp gặp khó khăn.

65528d623f0d9653cf1c

 Hội nghị kết nối hãng tàu - doanh nghiệp có hàng container qua cảng Chân Mây.

Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực trên địa bàn tỉnh giảm mạnh, tập trung chủ yếu ở nhóm hàng may mặc và sợi do không có đơn đặt hàng từ các nước Âu Mỹ. Cơ sở hạ tầng logistics trên địa bàn chưa đồng bộ, thiếu hệ thống các trung tâm logistics.

Bên cạnh đó, hiện nay việc thay đổi cảng xuất/nhập khẩu hàng container còn phụ thuộc vào điều kiện thương mại đã ký kết với đối tác mua/bán ở nước ngoài. Khách hàng rất mong muốn hãng tàu có lịch trình cố định hàng tuần để doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc lên kế hoạch hoạt động.

038a23a791c8389661d9

 Hội nghị được tổ chức tại TP Huế.

“Một số doanh nghiệp đã quen xuất/nhập hàng container tại Đà Nẵng nên vẫn còn ngại thay đổi, việc thay đổi cảng xuất/nhập khẩu hàng container còn phụ thuộc vào điều kiện thương mại đã ký kết với đối tác mua/bán ở nước ngoài”, ông Huỳnh Văn Toàn - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần cảng Chân Mây - cho biết thêm.

Triển khai trong thời gian chưa dài, giữa các doanh nghiệp, hãng tàu và các công ty logistics vẫn chưa có sự liên kết, hợp tác nhất định để triển khai xuất nhập hàng container qua cảng Chân Mây. Khó khăn trong thu hút nguồn hàng do suy giảm thương mại toàn cầu cũng như trong nước khiến sản lượng hàng hóa của khu vực miền Trung không nhiều, mất cân đối giữa hàng xuất khẩu và nhập khẩu là áp lực dễ hiểu.

Đại diện Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam cho rằng để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn xuất/nhập hàng container qua cảng Chân Mây trước tiên cần có một công ty logistics địa phương mạnh, đủ sức gắn kết giữa khách hàng và nhà cung cấp (đội tàu nội địa, quốc tế), đảm bảo JUST-IN-TIME (Đúng sản phẩm – với đúng số lượng – tại đúng nơi – vào đúng thời điểm cần thiết) về vận chuyển hàng hóa và kết nối liền mạch chuỗi cung ứng nội địa và quốc tế.

Qua đó, đại diện công ty này đặt ra mong phải có tuyến đường vào cảng cũng cần phải nâng cấp lên 6 làn xe, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ra vào cảng liên tục.

1a2e6401d66e7f30267f

Ban quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp Công ty Cổ phần cảng Chân Mây tổ chức tại TP Huế  

Sẽ ưu tiên thực hiện chuyển đổi số cảng Chân Mây

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Hoàng Hải Minh khẳng định: “Tỉnh Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng với các doanh nghiệp khai thác cảng, xúc tiến, kêu gọi, thực hiện thành công, đưa các đại lý, hãng tàu container vào làm hàng tại cảng Chân Mây”.

Tỉnh Thừa Thiên Huế luôn tạo động lực, giúp cho ngành công nghiệp địa phương và khu vực miền Trung phát triển; mở ra cơ hội, không gian phát triển mới cho Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.

df14273b95543c0a6545

 Ký kết biên bản hợp tác hãng tàu RCL và Công ty CP Cảng Chân Mây.

Ngoài cơ chế, chính sách ưu đãi chung, tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành nghị quyết riêng nhằm khuyến khích, thu hút các hãng tàu container và các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập hàng hóa đến làm hàng tại cảng Chân Mây.

Qua hơn 1 năm triển khai dịch vụ hàng container, cảng Chân Mây tiếp nhận và xếp dỡ cho 65 chuyến tàu container cập cảng (21 chuyến tàu ngoại, 44 chuyến tàu nội) với sản lượng thông qua là 7370 TEUs, tương đương 110.640 tấn hàng hóa.

Trung bình mỗi tháng đón 4 - 5 chuyến tàu cập cảng. Nguồn hàng container xuất nhập qua cảng Chân Mây khá đa dạng, ngoài các mặt hàng tại địa phương phổ biến như: bia, men frit, gạch men, thạch anh, gạo, cao su, vỏ lon, vật liệu xây dựng, bao bì (Thừa Thiên Huế)…, còn có một số nguồn hàng từ Quảng Trị (Cao su), Quảng Bình (Ván ép), từ Lào (Cao su), Đà Nẵng và Quảng Nam (Nước giải khát, sữa)…

Dự kiến, đến cuối năm 2023, cảng sẽ có thêm 12 chuyến nội địa, 4 chuyến quốc tế với sản lượng 1.716 TEUs, tương đương 28.350 tấn hàng hóa. Cảng Chân Mây không ngừng đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, phương tiện thiệt bị. Khách hàng thường xuyên được thông tin về chính sách hỗ trợ của tỉnh và của cảng; hỗ trợ khách hàng 24/7 các dịch vụ tại cảng.

Đặc biệt, cảng Chân Mây ưu tiên sắp xếp bố trí cầu bến cho tàu container vào cầu ngay khi đến cảng và tiến tới ưu tiên thực hiện chuyển đổi số. Chuyển đổi số sẽ giúp cung cấp cho đối tác, khách hàng dịch vụ có chất lượng, nhanh chóng, thuận tiện và giản đơn nhất khi đến với cảng Chân Mây.

19954ca7fec857960ed9

 Các doanh nghiệp thảo luận về những khó khăn, giải pháp.

Ông Huỳnh Văn Toàn - Tổng Giám đốc Cổ phần Cảng Chân Mây - đưa ra một số đề xuất: “Công ty mong muốn UBND tỉnh cần duy trì mức hỗ trợ và gia hạn thời gian áp dụng chính sách hỗ trợ cho hãng tàu và doanh nghiệp xuất nhập hàng container qua cảng Chân Mây. Thời gian 3 - 5 năm để hãng tàu lập kế hoạch, sớm hoàn thành giai đoạn 2 Dự án Đê chắn sóng nhằm hạn chế ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đến hoạt động xếp dỡ hàng hóa tại cảng.

Kiến nghị tỉnh và Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics. Đầu tư, xây dựng các trung tâm logistics, cảng ICD, kho bãi, dịch vụ hậu cần để cùng với doanh nghiệp khai thác cảng thu hút các hãng tàu quốc tế được thuận lợi”.

Nguyễn Uyên

Đại học Kinh tế Nghệ An

Tin khác

Tin tức 18 giờ trước
AI Day 2024 sẽ diễn ra tại The Adora Center (TP.HCM) với chủ đề “Ứng dụng AI - Chìa khóa kinh doanh bứt phá”. Đây là sự kiện giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận kiến thức, công cụ và ứng dụng AI để tối ưu chi phí vận hành, nâng cao hiệu suất và tạo lợi thế cạnh tranh.
Tin tức 18 giờ trước
(SHTT) - Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024 được tổ chức tại Quảng Ninh, dự kiến từ ngày 4 đến 9/11/2024.
Tin tức 19 giờ trước
(SHTT) - Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), trong quý I/2024, lĩnh vực quản lý nhà nước và báo chí truyền thông đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, được dư luận xã hội quan tâm, ghi nhận.
Tin tức 19 giờ trước
(SHTT) - Gần đây, một giáo viên trung học ở Mỹ đã bị bắt vì sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giả mạo giọng nói của hiệu trưởng, tạo ra nội dung phát ngôn xúc phạm học sinh và đồng nghiệp. Những phát ngôn này sau đó được lan truyền rộng rãi và gây ra phản ứng tiêu cực trong cộng đồng.
Tin tức 21 giờ trước
(SHTT) - Dự án “Những bức chân dung từ lụa vụn” ra đời nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng để cải thiện điều kiện lao động cho những “nghệ nhân” đặc biệt – những người đứng sau các tác phẩm tranh lụa đầy ấn tượng của Vụn Art.