Cần nâng cao chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
Sáng 17/12, các lãnh đạo đứng đầu Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ đã có buổi trao đổi về các vấn đề liên quan đến hàng giả, gian lận xuất xứ, xâm phạm quyền SHTT.
Trong phiên làm việc, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh đã nhận định: “Vi phạm SHTT trở thành hiện tượng tương đối nhức nhối trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng”.
Nhận thức được tình hình, mới đây, Tổng cục QLTT vừa ký Quyết định 3972/QĐ-TCQLTT phê duyệt Kế hoạch đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền SHTT đến hết năm 2020. Trong đó, hàng trăm tụ điểm nổi cộm về hàng giả, hàng nhái tại 20 tỉnh, thành phố sẽ được Tổng cục QLTT triển khai kiểm tra đến hết tháng 12/2020.
Theo kế hoạch này, các mặt hàng sẽ nằm trong diện đấu tranh, kiểm tra, xử lý là mặt hàng thực phẩm, thực phẩm chức năng, thời trang, trang sức, đồng hồ, mỹ phẩm, quần áo, giày dép, túi ví và các loại mặt hàng khác có xuất hiện tình trạng hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Tổng cục QLTT cũng đặt ra mục tiêu cụ thể như sau: Đến hết tháng 03 năm 2020, 100% số cơ sở kinh doanh tại các địa bàn nổi cộm được tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật, ký cam kết không kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và không tái phạm; 100% số cơ quan, chính quyền, ban quản lý chợ, trung tâm thương mại, tuyến phố, phường, xã, thôn, xóm... tại các địa bàn nổi cộm được tuyên truyền, phổ biến pháp luật, ký cam kết, quy chế phối hợp không để hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bày bán công khai, vi phạm tái diễn.
Đến hết tháng 6 năm 2020: 50% số cơ sở kinh doanh tại các địa bàn nổi cộm không còn kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; 70% số cơ sở kinh doanh đã bị xử phạt vi phạm hành chính không tái phạm.
Đến hết tháng 12 năm 2020: 90% đến 100%số cơ sở kinh doanh tại các địa bàn nổi cộm không còn kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; 90% đến 100% số cơ sở kinh doanh tại các địa bàn nổi cộm đã bị xử phạt vi phạm hành chính không tái phạm
Và để đạt được những mục tiêu đã đề ra như trên, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh cũng đề xuất Bộ Khoa học & Công nghệ cần nâng cao chế tài đủ sức răn đe, bởi với mức phạt 200 triệu đối với hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ còn tương đối thấp.
“Cần nâng cao chế tài xử phạt và có thể xử lý hình sự nếu tái phạm”, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh đề xuất.
-
Thị trường hàng hóa Noel: Hàng Trung Quốc chiếm ưu thế
-
Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030: Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu ASEAN về Sở hữu trí tuệ
-
Bộ Công Thương 'bắt tay' Bộ Khoa học công nghệ tìm giải pháp chống hàng giả
Mai An
TIN LIÊN QUAN
-
Tên địa danh không được người tiêu dùng biết đến có thể sử dụng làm nhãn hiệu hàng hóa?
-
Địa danh sử dụng làm nhãn hiệu hàng hóa và những điều cần biết
-
Những sáng chế Việt được vinh danh trong các cuộc thi sáng tạo 2019
-
USPTO trưng cầu ý kiến về việc đăng ký bản quyền cho các tác phẩm âm nhạc được tạo ra bởi AI