SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 07/05/2024
  • Click để copy

Cần cơ chế mới để 'cởi trói' cho trung tâm khoa học và công nghệ công lập

11:37, 11/12/2022
Các trung tâm khoa học công nghệ công lập là cầu nối quan trọng tạo sự liên kết giữa viện nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ chế tự chủ của các trung tâm này vẫn còn vướng nhiều rào cản.

Cầu nối chuyển giao công nghệ đến doanh nghiệp

Phát biểu tại hội nghị về hoạt động ứng dụng chuyển giao công nghệ địa phương năm 2022, ông Trần Văn Tùng - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) - cho biết các trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ thuộc Sở KH&CN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã chủ động tăng cường hoạt động ứng dụng, làm chủ công nghệ.

Từ đó phát triển các sản phẩm theo đặc thù của địa phương, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong hoạt động ứng dụng, đổi mới công nghệ, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

c88anh mo hinh thuy san tuan hoan

 Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP. HCM đã tổ chức nhiều sự kiện kết nối các nhà khoa học với doanh nghiệp, các techmart kết nối cung cầu. Ảnh: Cesti 

Giai đoạn từ năm 2018 - 2022, hệ thống các trung tâm đã làm chủ được hơn 400 công nghệ; triển khai hơn 14.000 hợp đồng dịch vụ tư vấn, chuyển giao công nghệ; thực hiện hơn 1.000 nhiệm vụ KH&CN để ứng dụng vào thực tiễn; chủ động liên kết nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại địa phương…

Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN các kết quả đó đã đóng góp tích cực trong việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. Các trung tâm cũng là cầu nối quan trọng, tạo sự liên kết giữa viện nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp để chuyển giao các kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn sản xuất kinh doanh ở địa phương.

Tuy nhiên, trước đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, cộng đồng doanh nghiệp về ứng dụng, đổi mới công nghệ và thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp kiện toàn tổ chức, tinh giản biên chế, các trung tâm còn không ít những khó khăn cần phải vượt qua. Đặc biệt là kết nối chuyển giao công nghệ đưa sản phẩm ra thị trường, việc tạo ra sản phẩm có thương hiệu và liên kết theo chuỗi giá trị chưa được quan tâm đầu tư, chưa đáp ứng được xu thế phát triển của nền công nghiệp lần thứ 4 cũng như chưa đáp ứng được mục tiêu của Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030.

Cần đổi mới cơ chế quản lý cho các trung tâm

Báo cáo tình hình hoạt động của các trung tâm đến tháng 11/2022, ông Phạm Tiến Dũng -  Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - cho biết tổng số nhân lực tính đến tháng 11/2022 của các trung tâm là 1.656 người.

Trong đó, tổng số viên chức là 1.178 người và hợp đồng là 478 người, về trình độ có 11 tiến sĩ, 351 thạc sĩ, 1.003 đại học, 291 có trình độ khác, số nhân lực làm công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ là 693 người.

Với những con số trên, ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi - cho rằng chưa thực sự tương xứng với hoạt động khoa học công nghệ của cả nước. Ông Thành cũng nêu lên khó khăn của trung tâm thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi. Cho đến nay, trung tâm thực hiện 4 chức năng bao gồm: thông tin, khoa học công nghệ; nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ; dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng; đầu mối trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Ông Thành cho rằng một trung tâm phải thực hiện 4 chức năng là rất lớn, trong khi cơ chế còn "lúng túng" và chỉ có 25 biên chế. Hiện nay, các viên chức có kinh nghiệm đang làm việc tại trung tâm không còn nhiều mặn mà và muốn làm cho các tổ chức có thu nhập cao hơn. 

"Đối với hoạt động đổi mới sáng tạo, các tỉnh thành có cần trung tâm đổi mới sáng tạo hay không? Trong khi với số lượng người như trên để thực hiện được tốt 4 chức năng như vậy là rất khó", ông Thành nêu lên vấn đề. 

Cũng tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Tùng - Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Vĩnh Long - chia sẻ ở góc độ quản lý việc thúc đẩy hoạt động hiệu quả của trung tâm vẫn còn gặp lúng túng. Qua xuyên suốt nhiều năm vướng mắc cơ bản nhất của việc quản lý là hành lang pháp lý. Các trung tâm luôn trong thế vừa phục vụ quản lý Nhà nước, vừa phải đi theo lộ trình tự chủ nhưng không vững do hành lang pháp lý thiếu và không đồng bộ. "Một nghị định ra đời thì rất lâu mới có thông tư hướng dẫn, không đồng bộ và thiếu chặt chẽ", ông Tùng dẫn chứng.

Đồng tình với ý kiến trên, ông Trần Văn Nghĩa - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ KH&CN - cho biết để đổi mới cơ chế quản lý của tổ chức KH&CN thì cơ chế tự chủ là một phần quan trọng, đặc biệt là về kinh phí.

"Qua thực tế triển khai cơ chế tự chủ trong ngành KH&CN cho thấy phương án thuận lợi nhất để cấp kinh phí hỗ trợ chi thường xuyên của Nhà nước là khoán chi theo số lượng người lao động hưởng lương từ ngân sách Nhà nước được giao. Đồng thời kinh phí này phải trừ đi nguồn thu của đơn vị sự nghiệp thông qua kinh phí Nhà nước chi cho thực hiện các nhiệm vụ",  ông Nghĩa phát biểu.

Screenshot 2022-12-10 234803

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng phát biểu tại hội thảo. 

Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN hiện nay Bộ đánh giá các trung tâm là tổ chức KH&CN công lập cần nhất là cơ chế tự chủ, cần được tự chủ trong các vấn đề xây dựng kế hoạch, tài chính, biên chế, hợp tác quốc tế,… Bộ cũng đang phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng nghị định về tự chủ, các cơ chế, hành lang pháp lý cho hoạt động của các trung tâm.

Võ Liên

Tin khác

Tin tức 5 giờ trước
(SHTT) - Một học sinh Việt Nam lần đầu tiên đã góp mặt tại vòng chung kết của giải Vô địch Robotics thế giới - 2024 VEX Robotics World Championship, diễn ra tại Texas, Hoa Kỳ. Đó là em Nguyễn Tuấn Anh, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Vinschool Hà Nội.
Tin tức 8 giờ trước
Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Đó là nội dung được Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong Diễn văn chào mừng Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024).
Tin tức 13 giờ trước
(SHTT) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng đại diện các bộ, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội đã đặt hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tin tức 13 giờ trước
(SHTT) - Ngày hội công nghệ thông tin (CNTT) và STEM ngành GD-ĐT Hà Nội năm 2024 có chủ đề “Đẩy mạnh Chuyển đổi số và giáo dục STEM trong ngành GD-ĐT theo định hướng giáo dục thông minh”.