SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn giải trình về những nội dung quan trọng của ngành giáo dục

14:24, 01/11/2023
(SHTT) - Tại phiên thảo luận sáng 1/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trao đổi 5 vấn đề được đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm như đổi mới giáo dục phổ thông, sách giáo khoa, tài chính cho giáo dục...

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Giải trình, làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận về nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơncho biết, ngành giáo dục đào tạo đã nhận thức rõ được trọng trách, sứ mệnh của mình trong lĩnh vực này. Nhận chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lên kế hoạch triển khai nhiệm vụ của mình, hiện nay, 50.000 đến 100.000 nhân lực cần có cho ngành bán dẫn có thể chia thành nhiều nhóm chuyên môn với trình độ, yêu cầu khác nhau, hiện đang có ưu tiên cho nhóm nhân lực trong lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn.

Theo Bộ trưởng, hiện nay có 35 cơ sở giáo dục đào tạo đại học của Việt Nam đang trực tiếp đào tạo lĩnh vực trực tiếp, hoặc gần với ngành này. Các nhân lực ngành công nghệ thông tin, điện tử, điện lạnh thì có thể tiến hành bổ túc, chuyển đổi để bổ sung thành nhân lực ngành bán dẫn. Các trường cũng đã tổ chức mạng lưới để cùng chia sẻ kinh nghiệm thiết kế chương trình, tăng cường điều kiện, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu đào tạo. 

Bộ trưởng nêu rõ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã liên kết, hợp tác chặt chẽ với các tập đoàn công nghệ thông tin toàn cầu để nắm bắt chính xác con số nhân lực cần thiết cho ngành bán dẫn. Trong năm 2024, sẽ tuyển sinh đào tạo trên 1.000 nhân lực trực tiếp trong lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn, và các lĩnh vực liên quan sẽ tuyển trên 7.000 học viên. Các con số tuyển sinh sẽ tăng dần theo từng năm để đáp ứng yêu cầu nhân lực ngành bán dẫn theo đúng kế hoạch đặt ra. Bộ trưởng đề nghị Quốc hội, Chính phủ đẩy mạnh đầu tư để có đủ điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo trong ngành quan trọng này. 

bo truong bo gd1

 

Cần thẩm định chất lượng các sách giáo khoa lớp 5, lớp 9, lớp 12 cho thật tốt

Về vấn đề sách giáo khoa, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu ý kiến, báo cáo Chính phủ có nhận định “sách giáo khoa chưa đáp ứng yêu cầu”. Đây là nhận định mà ngành Giáo dục xác định là đòi hỏi cao, rất trách nhiệm của Chính phủ. Dù đã làm được nhiều việc nhưng ngành Giáo dục vẫn phải làm tốt thêm và toàn ngành đang cố gắng để thực hiện tốt.

Vừa qua, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Trong Nghị quyết giám sát đã ghi nhận, hệ thống sách giáo khoa, tài liệu giáo dục được tổ chức biên soạn, thẩm định, phê duyệt, in và phát hành cơ bản theo đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu dạy và học.

Nội dung sách giáo khoa bám sát yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, phù hợp với yêu cầu phát triển phẩm chất năng lực của học sinh. Việc biên soạn sách giáo khoa đã huy động được đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo có trình độ uy tín, kinh nghiệm.

Bộ trưởng cũng cho rằng, từ nay đến năm 2024, việc quan trọng cần ưu tiên là thẩm định chất lượng các sách giáo khoa lớp 5, lớp 9, lớp 12 thật tốt, đảm bảo đủ sách giáo khoa trước năm học mới.

Về tình trạng thừa, thiếu giáo viên

Bộ trưởng Sơn thông tin hiện cả nước còn thiếu hơn 127.000 giáo viên và số này gia tăng không ngừng bởi số lượng học sinh riêng năm học này tăng lên rất nhiều. Bên cạnh đó, tiếp tục xảy ra tình trạng giáo viên nghỉ việc. Tính đến tháng 9/2023, cả nước có hơn 17.000 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc.

Bộ trưởng cũng cho biết Bộ Nội vụ đã xác định chỉ tiêu tuyển cho các địa phương là hơn 26.000 nhưng theo thống kê của ngành nội vụ, hiện nay các tỉnh vẫn còn lại 64.000 chỉ tiêu chưa dùng.

Việc này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nơi để dành cho 10% cắt giảm nhưng có nơi không có nguồn tuyển. Hay giáo viên mầm non nguồn có nhưng khi tuyển không có người ứng tuyển, bởi giáo viên mầm non làm việc áp lực nhưng lương thấp.

Đây là vấn đề rất lớn cần đưa ra giải pháp, trong đó cần điều chỉnh lương, chế độ chính sách, nhà công vụ...

Ông lưu ý các tỉnh cần tuyển hết chỉ tiêu và cho biết Bộ Nội vụ xác định trong năm 2023 - 2024 đã giao hơn 27.800 chỉ tiêu cho các tỉnh. Đây là bước để cải thiện về câu chuyện giáo viên.

Hà Châu

Tin khác

Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Dạy lập trình máy tính cho trẻ em đang được coi là xu hướng giáo dục mới trên thế giới và Việt Nam. Không phải là những giờ học khô khan theo kiểu đọc, chép một chiều, các em nhỏ tại lớp học lập trình có thể rèn luyện tư duy logic, tư duy giải quyết vấn đề và thỏa sức sáng tạo.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Bộ GD&ĐT vừa có văn bản yêu cầu các trường học trên toàn quốc kiểm tra, đánh giá hoạt động của các công trình nước sạch, công trình vệ sinh trong trường.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, thí sinh đang học lớp 12 sẽ chính thức thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến. Dự kiến năm nay có trên 1 triệu thí sinh sẽ đăng ký tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tin tức 1 ngày trước
Văn phòng tư vấn về sở hữu trí tuệ miễn phí sẽ được đặt tại 31 Hàn Thuyên, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM, với kỳ vọng thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo cho nhiều doanh nghiệp, trường đại học, sinh viên,…
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Hội Hóa học Việt Nam, cả 10 học sinh Việt Nam tham gia kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev lần thứ 58, năm 2024 đều đạt giải với 1 huy chương Vàng, 5 huy chương Bạc và 4 huy chương Đồng. Với thành tích này, Việt Nam xếp hạng 3 toàn đoàn.