SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Biến thể Omicron Việt Nam vừa ghi nhận nguy hiểm thế nào?

14:47, 28/12/2021
(SHTT) - Các chuyên gia cho rằng điểm nguy hiểm nhất ở biến thể Omicron là virus mang 32 gen đột biến, khi xâm nhập thì khả năng tương tác với chủng Delta sẽ dễ tạo thành biến chủng khác.

Trưa 28/12, Bộ Y tế đã có thông báo về trường hợp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên tại Việt Nam.

Biến thể mới Omicron chính thức được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên theo bảng chữ cái Hy Lạp hôm 26/11/2021 (theo giờ Việt Nam).

Ban đầu nó được gọi là B.1.1.529 , lần đầu được phát hiện qua thu thập mẫu xét nghiệm tại Nam Phi vào ngày 9/11/2021, được báo cáo lần đầu cho WHO từ Nam Phi vào ngày 24/11.

tm-img-alt
Xét nghiệm SARS-CoV-2.

WHO cũng phân loại biến thể này là "biến thể đáng lo ngại", đồng thời yêu cầu các quốc gia tăng cường giám sát và giải trình tự gene virus biến thể mới này.

Ngày 11/11/2021, có 120 mẫu xét nghiệm biến chủng SARS-CoV-2 "chưa từng thấy", được gọi là B.1.1.529, đầu tiên được phát hiện ở Gauteng, Nam Phi. Đến nay, hơn 100 quốc gia/vùng lãnh thổ đã ghi nhận các ca nhiễm biến thể Omicron.

Biến thể Omicron có đến 60 đột biến so với biến thể Vũ Hán ban đầu với 50 đột biến không mã hóa, 8 đột biến đồng nghĩa và 2 đột biến không mã hóa. Đáng chú ý là 32 đột biến về protein gai S, là yếu tố kháng nguyên chính của các loại vắc-xin. Nhiều đột biến trong số đó đã không được quan sát thấy ở các chủng khác. Vì quá nhiều đột biến, các chuyên gia dịch tễ, lâm sàng rất lo ngại rằng Omicron có thể lây lan nhanh, trốn né miễn dịch và khả năng kháng vắc-xin.

Đến nay, nhiều nghiên cứu, khảo sát đa trung tâm, đa quốc gia cho thấy các vắc-xin đang sử dụng vẫn có tác dụng phòng vệ với biến thể Omicron này.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một chuyên gia dịch tễ cho biết điểm nguy hiểm nhất ở biến thể này là virus mang 32 gen đột biến khi xâm nhập thì khả năng tương tác với chủng Delta sẽ dễ tạo thành biến chủng khác.

Tuy nhiên, Việt Nam hiện đã triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, trong đó có biến thể Omicron, nhất là sau khi ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên là một hành khách từ Anh về.

Theo thông báo của Bộ Y tế phát trước đó, biến thể này được dự báo có thể lây lan nhanh hơn, nguy cơ tái nhiễm cao hơn các biến chủng khác. Omicron có thể lây lan nhanh hơn 500% biến chủng Delta.

Trước đó, Chính phủ và ngành y tế đã chủ động chuẩn bị cho giải pháp đáp ứng với biến chủng này. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu các cấp, các ngành phải nâng mức cảnh báo để không bị động, bất ngờ; chuẩn bị đầy đủ 4 tại chỗ; tăng cường năng lực cho y tế cơ sở để tiếp cận F0, tránh quá tải hệ thống y tế; tăng cường giám sát giải trình tự gene để phát hiện chủng virrus; tăng cường kiểm dịch biên giới....

Bộ Y tế cũng đặc biệt yêu cầu người dân thực hiện dự phòng: Hạn chế đi lại, khuyến cáo không tụ tập đông người, thực hiện 5K, đặc biệt dịp giáng sinh, lễ tết…

Bộ Y tế cho biết ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên là một hành khách từ Anh về. Ngày 19/12/2021, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận hành khách K.V.H.M. trên chuyến bay từ Anh về Việt Nam. Khi về đến sân bay Nội Bài (tối 19/12), ông M. có kết quả xét nghiệm test nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2.

Đây là trường hợp đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron ghi nhận tại nước ta từ người nhập cảnh, đã được cách ly, quản lý kịp thời ngay từ khi nhập cảnh.

Đây là trường hợp đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron ghi nhận tại nước ta từ người nhập cảnh, đã được cách ly, quản lý kịp thời ngay từ khi nhập cảnh.

Biến thể Omicron Việt Nam vừa ghi nhận nguy hiểm thế nào? - Ảnh 3.

Tin khác

Khoa học Công nghệ 20 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, các nhà Khoa học đã tìm ra vật liệu mới mang tên "goldene" (lá vàng mỏng nhất thế giới) hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng trong biến đổi carbon dioxide và sản xuất hydro.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Apple sẽ ra mắt bản nâng cấp lớn của iPad Pro và iPad Air sau nhiều năm tại dự sự kiện Let Loose diễn ra vào ngày 7/5 tới.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Qualcomm đã nhận thấy tiềm năng của Ấn Độ trong lĩnh vực thiết kế chip khi bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời công ty cũng đang tận dụng đội ngũ kỹ sư tài năng của Ấn Độ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.