SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Xuất hiện website quảng cáo TPBVSK Cao ban long Sibiri sai quy định

10:10, 10/11/2021
(SHTT) - Cục An toàn thực phẩm mới đây đã đăng tải nội dung thông báo liên quan tới việc xuất hiện website quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Cao ban long Sibiri vi phạm quy định của pháp luật.

Cụ thể, thông báo cho biết, Cục An toan thực phẩm gần đây đã nhận được phản ánh của báo chí và phát hiện trên website: https://caobanlongaltaisibiri.com đang quảng cáo sản phẩm TPBVSK Cao ban long Sibiri vi phạm quy định của pháp luật, cụ thể là quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

Cục cho biết, TPBVSK Cao ban long Sibiri llà sản phẩm do Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Altai Sibiri tại địa chỉ số 43E Giáp Nhất, tổ 1, phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm.

tpbvsk-cao-ban-long-sibiri-100-t-s-ng-h-u-cao-c-p-cao-ban-long-sibiri-8-0

 

Quá trình hậu kiểm, Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Altai Sibiri không thừa nhận website nêu trên của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Altai Sibiri, Công ty không chịu trách nhiệm về việc quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cao ban long Sibiri trên website nêu trên.

Với những thông tin đã được xác minh như trên, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm TPBVSK Cao ban long Sibiri quảng cáo vi phạm trên website nêu trên.

Quy định về quảng cáo thực phẩm chức năng

Thứ nhất: Điều kiện về nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng

Căn cứ quy định tại Điều 5 – Nghị định số 181/2013/NĐ-CP và Điều 7 – Thông tư số 09/2015/TT-BYT quy định về nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng cần đảm bảo các điều kiện sau:

– Phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Đối với các nội dung ngoài nội dung đã công bố thì phải có tài liệu hợp pháp, tài liệu khoa học chứng minh và trích dẫn rõ nguồn tài liệu tham khảo, kịch bản quảng cáo.

Đối với quảng cáo trên pano, bảng, biển, kệ giá kê hàng, chạy chữ dưới chân các chương trình truyền hình, trên các vật dụng khác, vật thể trên không, dưới nước, vật thể di động không bắt buộc phải bảo đảm phù hợp với nội dung đã công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

– Phải có các nội dung sau:

+ Tên thực phẩm.

+ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

+ Tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có).

+ Khuyến cáo “sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

– Không được phép quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

– Quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng: Tên thực phẩm và nội dung khuyến cáo “sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

– Không được quảng cáo thực phẩm dưới hình thức dài viết của bác sỹ, dược sỹ hay nhân viên y tế, có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.

– Không được sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín của những đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh với mục đích quảng cáo thực phẩm.

Thứ hai: Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

– Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo theo quy định tại Phụ lục 01 Thông tư số 09/2015/TT-BYT.

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài.

– Nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo.

– Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận.

– Văn bản ủy quyền hợp lệ kèm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài của đơn vị được ủy quyền.

– Tài liệu tham khảo, chứng minh, xác thực thông tin trong nội dung quảng cáo như: Các tài liệu bằng tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng Anh…

Hậu quả pháp lý trong trường hợp quảng cáo mà không có Giấy phép quảng cáo:

Căn cứ quy định tại Điều 67 – Nghị định số 158/2013/ND-CP, cụ thể:

Nếu doanh nghiệp thực hiện quảng cáo thực phẩm chức năng mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn bị buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo.

Thái An

Tin khác

Tài sản trí tuệ 4 giờ trước
Liên tục sai phạm trong lĩnh vực y tế, Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế - Mega Gangnam bị Thanh tra Sở Y tế TP.HCM xử phạt 53 triệu đồng.
Tài sản trí tuệ 4 giờ trước
Cục Sở hữu trí tuệ và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp UBND huyện Phong Điền tổ chức công bố và trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận Hương xưa làng cổ Phước Tích và Đệm bàng Phò Trạch.
Tài sản trí tuệ 10 giờ trước
(SHTT) - Tại sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (IPDAY 2024), sáng 26/4 tại Hà Nội, PGS.TS Lê Hoài Đức chia sẻ rằng người Việt chưa quen biến tài sản trí tuệ thành tiền.
Tài sản trí tuệ 10 giờ trước
(SHTT) - Theo thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Long, từ ngày 04/4/2024 đến ngày 15/4/2024, lực lượng QLTT Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu, vi phạm về nhãn và không niêm yết giá. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 117.000.000 đồng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Cấp quyền hình ảnh nhân vật (Character Licensing) là chiến lược kinh doanh được nhiều tập đoàn sáng tạo trên thế giới áp dụng thành công và đem về những nguồn lợi nhuận khổng lồ. Vậy Character Licensing là gì và cơ hội nào cho các doanh nghiệp Việt Nam?
Liên kết hữu ích