SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 28/04/2024
  • Click để copy

Vinh danh sản phẩm làng nghề Hà Nội: Nâng tầm sáng tạo, lan tỏa tinh hoa

14:18, 18/10/2023
(SHTT) - Sáng ngày 18/10, tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tổ chức Lễ trao giải thưởng Hội thi sản phẩm làng nghề TP Hà Nội năm 2023 với 56 tác phẩm gồm: 1 giải đặc biệt, 5 giải nhất, 10 giải nhì, 15 giải ba và 25 giải khuyến khích.

Năm 2023 là lần đầu tiên Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội được tổ chức với các nhóm sản phẩm chính từ mây, tre, lá tự nhiên; nhóm sơn mài, khảm trai, gỗ mỹ nghệ; nhóm gốm sứ và thủy tinh cho tới nhóm dệt, may, thêu đan, móc... 5 nhóm sản phẩm làng nghề với chủ đề nâng tầm sáng tạo, lan toa tinh hoa làng nghề Hà Nội, các sản phẩm được lựa chọn đều thể hiện rõ giá trị văn hóa truyền thống làng nghề Thủ đô. Đây cũng là nội dung quan trọng trong chuỗi sự kiện hướng đến Festival Bảo tồn phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 do Bộ NN&PTNT và UBND thành phố Hà Nội đồng tổ chức.

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường, hội thi nhằm tôn vinh sản phẩm làng nghề Thủ đô, tạo sân chơi, khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi sử dụng bàn tay, khối óc để tạo ra các tác phẩm tinh túy. 

Các tác phẩm dự thi là sản phẩm thủ công mỹ nghệ có tính sáng tạo, tiêu biểu, tinh hoa, thẩm mỹ, mang giá trị truyền thống, thân thiện với môi trường và có tính thương mại trong số các sản phẩm cùng loại dự thi.

san pham lang nghe

 Ban tổ chức trao giải đặc biệt cho tác phẩm “Bộ rước đèn Trung thu” của nghệ nhân Đặng Văn Hậu (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên).

Đặc biệt, Ban tổ chức cũng đề cao tính thân thiện với môi trường, công nghệ sản xuất giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nguyên vật liệu sản xuất ít hoặc không ảnh hưởng đến môi trường. Đồng thời, ưu tiên các sản phẩm sử dụng nguyên liệu tái chế tính thẩm mỹ, sản phẩm có thiết kế kiểu dáng đẹp, độc đáo, có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ tốt, có hoa văn họa tiết và màu sắc độc đáo và tính văn hóa truyền thống. Sản phẩm mang đậm nét truyền thống truyền tải và thể hiện được nét văn hóa riêng của Hà Nội.

Trong gần hai tháng triển khai, phát động, Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2023 đã thú hút 327 sản phẩm, bộ sản phẩm của 109 tổ chức, cá nhân, nghệ nhân, thợ giỏi gồm 30 nghệ nhân (10 nghệ nhân ưu tú) và 79 thợ giỏi tham gia dự thi, đến từ 25 quận, huyện, thị xã. Thí sinh trẻ nhất tham gia là 18 tuổi, cao tuổi nhất là 76. 

Qua đó, thể hiện sự quan tâm đánh giá cao của các nghệ nhân cũng như mối quan tâm của xã hội với sản phẩm làng nghề, nghề truyền thống, không chỉ ở các làng nghề, mà còn là ghi nhận những nỗ lực của các cơ quan chức năng thành phố.

Hội đồng Giám khảo đã lựa chọn 56 sản phẩm thuộc 5 nhóm để vinh danh. Trong đó: 1 giải Đặc biệt, 5 giải Nhất, 10 giải Nhì, 15 giải Ba và 25 giải Khuyến khích.

Giải Đặc biệt của Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2023 đã thuộc về tác phẩm “Bộ rước đèn Trung thu” của nghệ nhân Đặng Văn Hậu (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên).

san pham lang nghe1

 Nghệ nhân Đặng Văn Hậu bên sản phẩm Bộ rước đèn Trung thu

5 giải Nhất thuộc về các sản phẩm: Bàn trà hình elip của tác giả Hoàng Văn Hạnh (huyện Chương Mỹ); Bách điểu triều phụng của tác giả Bùi Bá Trọng (huyện Thạch Thất); Mai bình đại cát của tác giả Nguyễn Việt Cường (huyện Gia Lâm); Khăn vẽ tre Việt Nam chất liệu tơ tằm của nghệ nhân Phan Thị Thuận (huyện Mỹ Đức); Hoa mùa xuân như ý của tác giả Lê Thị Thuận (huyện Thường Tín).

Hà Nội hiện được đánh giá là địa phương có số làng nghề nhiều nhất cả nước với 1.350 làng nghề, chiếm 56% tổng số làng nghề trong cả nước. Đáng nói không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, các làng nghề của Hà Nội còn đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương khi liên tục có sự tăng trưởng về doanh thu; trong đó, khoảng 100 làng nghề đạt từ 10-20 tỷ đồng/năm, gần 70 làng nghề đạt từ 20-50 tỷ đồng/năm và khoảng 20 làng nghề đạt trên 50 tỷ đồng/năm…

Hội thi sản phẩm làng nghề Hà Nội năm 2023 góp phần nâng cao ý thức cho những làng nghề truyền thống tập trung hơn vào đổi mới sáng tạo, hình thức mẫu mã… để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vừa gìn giữ được những bản sắc văn hóa hồn cốt của quê hương đất nước. Đồng thời, có những bước cải tiến phù hợp xu thế hiện đại hội nhập, khẳng định vị thế của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội với cả nước và trên thị trường quốc tế.

Hương Mi

Tin khác

Tin tức 16 giờ trước
Tạp chí Tiếp thị & Gia đình vừa bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tánh (bút danh Pha Lê) làm Trưởng VPĐD miền Nam.
Tin tức 16 giờ trước
Lần đầu tiên, Cục Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế phối hợp Đại học Phú Xuân, Tập đoàn Giáo dục EQuest và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới tổ chức buổi Lễ chào mừng ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024.
Tin tức 22 giờ trước
(SHTT) - Sáng ngày 4/5/2024, Thành ủy - Hội đồng Nhân dân – Ủy ban Nhân dân – Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TVXP), dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tin tức 1 ngày trước
Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả là một trong những sản phẩm tạo ra siêu lợi nhuận. Do đó, tình trạng làm hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi hơn.
Tin tức 1 ngày trước
Ngày 26/4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại khu vực phía Nam.