Tôn vinh những sáng chế hữu ích giúp phát triển ngành giáo dục
Thiết bị giúp trẻ mắc hội chứng down học đọc
Trong các công trình đoạt giải tiêu biểu Tri thức trẻ vì giáo dục, ý tưởng sáng chế thiết bị PSE giúp trẻ mắc hội chứng down học đọc được đánh giá là mang tính nhân văn sâu sắc.
Thiết bị PSE là chuỗi hình ảnh, âm thanh, biểu cảm giúp trẻ mắc hội chứng down, tự kỷ học chữ cái. Thiết bị này tương tác trực tiếp với trẻ thông qua thảm thông minh được gắn chip cảm biến và sỏi mát xa, giúp tăng khả năng vận động, tuần hoàn máu dưới lòng bàn chân, từ đó tác động đến não bộ, có tác dụng tích cực trong cải thiện giấc ngủ.
Tác giả của công trình là cô giáo trẻ Dương Thị Thu Hà (Hà Nội). Ý tưởng này đến với Thu Hà khi cô thăm em nhỏ tại làng trẻ Hòa Bình và chứng kiến sự vất vả trong quá trình học chữ của các em.
Dự án ứng dụng công nghệ blokchain để xây dựng hệ thống VEC giúp xác thực trình độ học vấn
Tác giả của dự án này là anh Lê Yên Thanh (sinh năm 1994, TP.HCM). Tính ưu việt của hệ thống này là giúp tổ chức, lưu trữ các dữ liệu thi cử có hệ thống và phân tán dựa trên tính chất của blockchain. Công trình này góp phần tối ưu hóa về vấn đề bảo mật và an ninh mạng cho những dữ liệu quan trọng trong thi cử.
Đèn học thông minh
Tác giả của công trình này là Nguyễn Huy Du (Hà Nội). Chiếc đèn này sẽ cung ứng đủ lượng ánh sáng cho con trẻ khi ngồi học để khắc phục được các tật về mắt. Điều tiếp nữa là bố mẹ có thể trò chuyện, học cùng con, cần thiết thì giám sát, động viên và hỗ trợ dù ở bất cứ khoảng cách nào chỉ cần có internet. Camera IP sẽ đáp ứng được tính năng ấy, chỉ cần đăng nhập ứng dụng qua điện thoại hoặc máy tính là bố mẹ có thể theo dõi được việc học của con cái, nói chuyện miễn phí cùng con. Điều quan trọng hơn nữa chiếc đèn học thông minh này chính là chiếc cầu kết nối tri thức thông qua mạng dạy kèm, học kèm.
Kính mắt thông minh cho người khuyết tật
Sau nhiều thất bại, khó khăn, cuối cùng chiếc kính thông minh HandiGlass của hai sinh viên khoa Điện tử Viễn thông (ĐH Bách khoa Đà Nẵng) Lê Anh Tiến và Nguyễn Huỳnh Nhật Thương ra đời. Sáng chế mở ra cơ hội lớn về tiếp cận công nghệ thông tin, giao tiếp, làm việc và học tập cho người khuyết tật.
HandiGlass là chiếc kính thông minh hỗ trợ người khuyết tật điều khiển con trỏ chuột máy vi tính. HandiGlass có thiết kế đơn giản, gọn nhẹ. Người dùng có thể dễ dàng sử dụng thông qua cử chỉ, di chuyển con trỏ chuột máy tính bằng việc nghiêng đầu theo các hướng. Nhấp chuột bằng cách nhìn vào vị trí cần nhấp (nhấp chuột trái : thời gian nhìn <0.3s, nhấp chuột phải: thời gian nhìn > 0.3s). Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng bàn phím thông qua việc nhấp chuột vào bàn phím ảo. Kính sử dụng công nghệ truyền dữ liệu không dây RF. HandiGlass là thiết bị độc lập nhờ sử dụng năng lượng từ pin nhỏ được gắn ở gọng kính. Chỉ cần kết nối với máy tính bằng một thiết bị nhận thông qua chuẩn USB, máy tính sẽ tự động nhận thiết bị và người dùng đã có thể sử dụng thoải mái mà không phải phụ thuộc vào bất cứ phần mềm nào.
-
Những sáng chế thông minh dành cho người khuyết tật của các học sinh trường làng
-
Ai là người sáng chế ra tai nghe đầu tiên?
-
Sáng chế tai nghe mới nhất của Apple: Đưa tới cho người dùng trải nghiệm tốt nhất
Vân Trang (t/h)
TIN LIÊN QUAN
Tin khác
- Webiste bancanbiet.vn về giáo dục
- Ngành kinh doanh số
- học ngành quản trị kinh doanh ở đâu
- swinburne vietnam