SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Tìm giải pháp công nghệ khai thác đất hiếm tại Việt Nam

14:10, 24/10/2023
(SHTT) - Ngày 18/10, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam phối hợp Bộ KH&CN tổ chức Hội thảo khoa học “Đất hiếm Việt Nam: Thực trạng công nghệ khai thác, chế biến và triển vọng".

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Giáo sư, Viện sĩ Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, đất hiếm là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều ngành công nghệ cao như: thông tin - viễn thông, y tế, năng lượng, giao thông - vận tải, quân sự... Mặc dù giá trị giao dịch của đất hiếm trên thế giới hiện nay chỉ dưới 10 tỷ USD một năm, nhưng đây lại là nguyên liệu chiến lược, không thể thay thế đối với nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia phát triển. Ý thức được tầm quan trọng của đất hiếm, Đảng và Nhà nước ta đã cho thăm dò đánh giá trữ lượng từ hơn 40 năm nay. Tuy vậy, đến nay hoạt động này còn hạn chế. Cùng với nguyên nhân về thị trường tiêu thụ, một trong những nguyên nhân chính là chúng ta chưa có công nghệ khai thác, chế biến đất hiếm. Mà đây lại là lĩnh vực các nước giữ độc quyền, không chuyển giao công nghệ.

2.1

 Giáo sư, Viện sĩ Châu Văn Minh phát biểu khai mạc Hội thảo

Theo Cục Công nghiệp, Bộ Công thương, trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam vào khoảng 22 triệu tấn. Các mỏ đất hiếm ở Việt Nam có quy mô từ trung bình đến lớn, chủ yếu là đất hiếm nhóm nhẹ (nhóm lantan - ceri), có nguồn gốc nhiệt dịch và tập trung ở vùng Tây Bắc như: Lào Cai, Yến Bái và Lai Châu. Tuy nhiên, hiện Việt Nam chưa làm chủ được công nghệ chế biến đất hiếm, chưa chế biến được các sản phẩm thủy luyện và chiết tác các oxit đất hiếm riêng rẽ phục vụ nhu cầu trong nước và nước ngoài.

Các báo cáo tham luận và ý kiến trao đổi, thảo luận tại Hội thảo đã làm rõ thêm các vấn đề mang tính cốt lõi đối với sự phát triển của đất hiếm Việt Nam như: Vai trò, tiềm năng của đất hiếm Việt Nam, nhu cầu trong nước và thế giới, khả năng làm chủ công nghệ cũng như những tác động đến môi trường của hoạt động khai thác, chế biến đất hiếm… đồng thời đã kiến nghị một số giải pháp trong thời gian tới. 

Chia sẻ tình hình nghiên cứu về đất hiếm tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, PGS. TS Hoàng Anh Sơn, Phó viện trưởng Viện Khoa học vật liệu cho biết, những nghiên cứu định hướng khai thác chế biến, ứng dụng khoáng sản đất hiếm đã được Nhà nước đầu tư qua các chương trình KH&CN và từ các chương trình của Viện Hàn lâm KH&CN đạt được những kết quả khả quan. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành công nghệ đất hiếm Việt Nam, PGS. TS Hoàng Anh Sơn đề xuất, trong thời gian tới, Nhà nước cần đặc biệt chú trọng đến chế biến đất hiếm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; phân chia, làm sạch các oxit đất hiếm riêng rẽ phục vụ nghiên cứu và sản xuất, góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường. Để nghiên cứu khai thác đất hiếm, theo một số chuyên gia, cần triển khai xây dựng các dự án và phòng thí nghiệm nâng cao năng lực nghiên cứu công nghệ khai thác, chế biến, đánh giá tác động môi trường, xử lý hoàn nguyên môi trường sau khai thác và chế biến sâu đất hiếm ở Việt Nam, ứng dụng trong những sản phẩm công nghiệp có giá trị cao.

2.2

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu kết luận Hội thảo 

Phát biểu kết luận Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đánh giá cao sự tâm huyết, những ý kiến nhận xét, đánh giá xác đáng, xuất phát từ thực tiễn, có cơ sở của các diễn giả và các đại biểu tham dự Hội thảo. Bộ trưởng cho rằng, với sự quyết tâm của cộng đồng các nhà khoa học, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu, các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp, nhất định chúng ta sẽ chủ động được công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác và chế biến sâu đất hiếm phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước, hướng tới xuất khẩu một cách hợp lý, hiệu quả, đảm bảo môi trường. Qua đó khẳng định được vai trò nền tảng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với sự phát triển ổn định, bền vững của đất hiếm Việt Nam. 

Đức Tài (t/h)

Tin khác

Tin tức 2 giờ trước
Nhiều gian hàng với hàng trăm sản phẩm OCOP đặc trưng, tiêu biểu huyện Thiệu Hoá năm 2024.
Tin tức 10 giờ trước
(SHTT) - Dạy lập trình máy tính cho trẻ em đang được coi là xu hướng giáo dục mới trên thế giới và Việt Nam. Không phải là những giờ học khô khan theo kiểu đọc, chép một chiều, các em nhỏ tại lớp học lập trình có thể rèn luyện tư duy logic, tư duy giải quyết vấn đề và thỏa sức sáng tạo.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Bộ GD&ĐT vừa có văn bản yêu cầu các trường học trên toàn quốc kiểm tra, đánh giá hoạt động của các công trình nước sạch, công trình vệ sinh trong trường.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, thí sinh đang học lớp 12 sẽ chính thức thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến. Dự kiến năm nay có trên 1 triệu thí sinh sẽ đăng ký tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tin tức 1 ngày trước
Văn phòng tư vấn về sở hữu trí tuệ miễn phí sẽ được đặt tại 31 Hàn Thuyên, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM, với kỳ vọng thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo cho nhiều doanh nghiệp, trường đại học, sinh viên,…