SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 18/09/2024
  • Click để copy

Sự khác nhau giữa nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu thông thường

14:00, 05/05/2017
Câu hỏi: Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại nhãn hiệu và được phân chia là nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu thông thường. Vậy cho tôi hỏi sự khác biệt của 2 nhãn hiệu này là gì và làm cách nào để phân biệt được 2 nhãn hiệu này?

Trả lời:

Nhãn hiệu là thuật ngữ được dùng để chỉ chung nhãn hiệu hàng hóa với dịch vụ. Tuy nhiên, nhãn hiệu lại có thể phân chia thành nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng.  Vậy sự khác nhau của các loại nhãn hiệu này là như thế nào, cụ thể:

Về khái niệm:

Nhãn hiệu thông thường được quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ: “nhãn hiệu là dấu hiệu dung để phân biệt  hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.

Nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định: “nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dung biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”.

Về căn cứ xác lập quyền:

Nhãn hiệu thông thường: Đối với nhãn hiệu này thì phải đăng ký

Nhãn hiệu nổi tiếng: Trên cơ sở thực tiễn sử dụng nhãn hiệu

su khac nhau giua nhan hieu noi tieng va nhan hieu thong thuong

 Sự khác nhau giữa nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu thông thường

Về thời hạn:

Nhãn hiệu thông thường: Theo quy định tại Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ thì có thời hạn là mười năm và có thể ra hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Nhãn hiệu nổi tiếng: Thì thời hạn với nhãn hiệu này là đến khi nhãn hiệu này không còn đáp ứng được các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng tại Điều 75 luật sở hữ trí tuệ.

Về cơ chế bảo hộ trong việc đăng ký:

Nhãn hiệu thông thường: Cơ chế bảo hộ trong việc đăng ký thì chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ có quyền phản đối việc đăng ký hoặc yêu cầu hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với các dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đối với hàng hóa, dịch vụ.

Nhãn hiệu nổi tiếng: Tại điểm i khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ có quy định dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hang hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng.

Về cơ chế bảo hộ trong việc bảo hộ hành vi xâm phạm:

Nhãn hiệu thông thường: Cơ chế bảo hộ trong việc bảo hộ hành vi xâm phạm cho sản phẩm trùng hoặc tương tự không được cho sản phẩm khác loại

Nhãn hiệu nổi tiếng: Được quy định ở điểm d khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ.

Theo luatduonggia

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Cục Sở hữu Trí tuệ đã cấp chứng nhận bản quyền nhãn hiệu “Thành Tuyên FESTIVAL” theo Quyết định số 105161/QĐ-SHTT ngày 05/9/2024.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
Lực lượng quản lý thị trường Phú Yên vừa kiểm tra và phát hiện 3 tấn hàng hóa do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp kèm theo đang trên đường vận chuyển từ Bắc vào Nam tiêu thụ.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Cục Sở hữu trí tuệ vừa qua đã ban hành Quyết định số 653 /QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00142 cho quả dừa sáp Trà Vinh. Uỷ ban nhân dân tỉnh Trà Vinh là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Hương vị của nắng và gió Phan Rang” đối với các sản phẩm tỏi tươi, tỏi khô được sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
Tăng cường kiểm tra, giám sát trên môi trường thương mại điện tử, Đội QLTT số 6 (Cục QLTT TP.HCM) liên tục phát hiện các vi phạm hàng hóa giả nhãn hiệu, kinh doanh thuốc lá điện tử.