SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Sử dụng 'chùa' sáng chế, Toyota, Honda và Nissan bị đòi số tiền khủng

14:41, 15/02/2022
(SHTT) - Các hãng sản xuất ô tô tại Nhật Bản, bao gồm: Toyota, Honda và Nissan, mới đây đã phải đối mặt với yêu cầu bồi thường chi phí sử dụng sáng chế đối với các bộ phận được sử dụng để kết nối xe ô tô vào Internet của khoảng 48 đơn vị công nghệ viễn thông.

Cụ thể, theo thông tin được Nikkei đăng tải, nhiều nhà sản xuất công nghệ viễn thông lớn, bao gồm Nokia của Phần Lan, nhà sản xuất chip Qualcomm của Mỹ và NTT của Nhật Bản thông qua một công ty tại Mỹ có tên Avanci, đã yêu cầu Toyota, Honda và Nissan trả cho họ phí sử dụng bằng sáng chế đối với các bộ phận được sử dụng để kết nối xe ô tô vào Internet.

Avanci, một công ty Mỹ phụ trách đàm phán chi phí sử dụng bằng sáng chế cho tiêu chuẩn giao tiếp LTE (4G), các công ty công nghệ viễn thông đang yêu cầu 3 nhà sản xuất ô tô tại Nhật Bản trả 15 USD cho mỗi chiếc xe để có được quyền sử dụng hợp pháp đối với các bằng sáng chế liên quan.

Nhà sản xuất sẽ bị tính phí cho dù chủ xe có sử dụng chức năng liên lạc internet hay không.

Avanci tập hợp các bằng sáng chế liên quan, được gọi là "nhóm bằng sáng chế" để thực hiện các cuộc đàm phán chung.

Toyota Honda Nissan su dung chua sang che

 

Ngoài Nokia, các công ty toàn cầu khác như Ericsson của Thụy Điển và tập đoàn Philips của Hà Lan sẽ tham gia. Bên cạnh đó, các công ty Nhật Bản, bao gồm NTT, Sony Group, Panasonic và Sharp, cũng đang tham gia, nâng tổng số lên 48 công ty trong và ngoài nước.

48 công ty nói trên nắm giữ khoảng 70% bằng sáng chế thiết yếu hình thành nền tảng của 3G - 4G - 5G. Chúng được coi là bằng sáng chế cơ bản không thể thiếu đối với sự phát triển của ô tô kết nối.

Nokia mạnh về cơ sở hạ tầng truyền thông như trạm gốc, Qualcomm nắm giữ các bằng sáng chế quan trọng liên quan đến chất bán dẫn và Sharp có thế mạnh về công nghệ kết nối.

Hiện vẫn chưa rõ liệu 3 nhà sản xuất ô tô có đồng ý trả tiền cho các bằng sáng chế, bao gồm cả việc chia sẻ chi phí với các nhà sản xuất phụ tùng hay không. Nếu đáp ứng yêu cầu từ các đơn vị viễn thông, chi phí bản quyền dự kiến sẽ từ hàng tỷ yên (hàng chục triệu đô la Mỹ) đến gần 20 tỷ yên mỗi năm.

Được biết, Avanci cũng đang chuẩn bị cho các cuộc đàm phán tương tự về các bằng sáng chế liên quan đến 5G.

Lâm An

Tin khác

Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
(SHTT) - Cấp quyền hình ảnh nhân vật (Character Licensing) là chiến lược kinh doanh được nhiều tập đoàn sáng tạo trên thế giới áp dụng thành công và đem về những nguồn lợi nhuận khổng lồ. Vậy Character Licensing là gì và cơ hội nào cho các doanh nghiệp Việt Nam?
Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Shimano - công ty nổi tiếng trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất các bộ phận xe đạp đã tiết lộ một phát minh đột phá. Bằng sáng chế mới cho thấy Shimano đang phát triển một bộ truyền động không dây hoàn toàn mới mang lại hiệu suất tối đa cho các tay đua và người yêu xe đạp.
Tài sản trí tuệ 11 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, Đội Quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương phối hợp với Đội 3 Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an huyện Ninh Giang và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương tổ chức giám sát việc tiêu hủy 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 13 giờ trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý Thực phẩm Singapore đã thông báo thu hồi một số thực phẩm có xuất xứ từ Việt Nam gồm nem cuốn hải sản Li Chuan (750g), dimsum tôm Bibigo Mandu (350g) và Mini Mandu.
Tài sản trí tuệ 13 giờ trước
(SHTT) - Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.