SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 28/04/2024
  • Click để copy

Ninh Bình: Kiểm soát chặt thị trường thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

13:43, 30/11/2023
(SHTT) - Trong năm 2023, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Bình đã tiến hành kiểm tra và xử phạt nhiều cơ sở buôn bán thức ăn chăn nuôi không theo tiêu chuẩn công bố.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Tiến Mạnh, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Bình, hiện nay ngành chăn nuôi Ninh Bình đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như giá thức ăn tăng cao, biến đổi khí hậu, dịch bệnh diễn biến phức tạp; vẫn còn tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép gia súc, gia cầm, thức ăn chăn nuôi…

Vì vậy Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã khẩn trương triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 778/QĐ-SNN ngày 14/12/2022 của Sở NN-PTNT về việc phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2023 của các Chi cục trực thuộc sở.

Cụ thể, lực lượng chức năng đã tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành trong hoạt động buôn bán thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, giết mổ động vật, buôn bán sản phẩm động vật tại 37 cửa hàng buôn bán thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và 5 cơ sở buôn bán sản phẩm động vật, giết mổ động vật.

chan nuoi thu y

 

Lấy 11 mẫu thức ăn chăn nuôi, trong đó 9 mẫu gửi đi phân tích một số chỉ tiêu chất lượng (có 2 mẫu không đạt chất lượng so với hàm lượng công bố) và 2 mẫu gửi đi phân tích chất cấm Clenbuterol (không phát hiện chất cấm).

Cũng trong thời gian qua, đơn vị này đã xử phạt vi phạm hành chính 2 cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi. Cụ thể, phạt tiền cơ sở ông Nguyễn Văn Thiện, xóm Nội, xã Khánh Lợi, huyện Yên Khánh về hành vi không niêm yết giá bán thuốc thú y 2,5 triệu đồng và 2 triệu đồng về hành vi mua bán thức ăn hỗn hợp cao cấp cho gà thịt 1 ngày tuổi đến xuất bán (ký hiệu Alaska 2666, ngày sản xuất 3/1/2023 của Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Hoàn Dương) có hàm lượng protein thô thấp hơn mức tối thiểu từ 2% đến dưới 5% so với tiêu chuẩn đã công bố ghi trên nhãn hàng hóa.

 Xử phạt 6 triệu đồng đối với cơ sở bà Màn Thị Lán, thôn Cầu Mơ, xã Văn Phong, huyện Nho Quan về hành vi mua bán thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho cho gà từ 21 - 60 ngày tuổi (ký hiệu T-GM2, sản xuất ngày 27/4/2023, do Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Nasaco Hà Nam sản xuất) có hàm lượng protein thô thấp hơn mức tối thiểu 12,12% so với tiêu chuẩn đã công bố ghi trên nhãn hàng hóa; theo quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 18, Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 1/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi. Bên cạnh đó, yêu cầu bà Màn Thị Lán phải thu hồi toàn bộ 500kg thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà từ 21 - 60 ngày tuổi, ký hiệu T- GM2, sản xuất ngày 27/4/2023, do Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Nasaco Hà Nam sản xuất có tại cửa hàng để tái chế.

Trong khi đó, theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (NK) liên tục tăng từ nhiều năm qua. Năm 2020 NK 19,6 triệu tấn (5,7 tỷ USD), năm 2021 NK 21 triệu tấn (7,7 tỷ USD), năm 2022 NK 21,5 triệu tấn (8 tỷ USD). Trong đó, NK chính gồm nguyên liệu từ thực vật (bắp, đậu nành, cám gạo, bã bắp lên men, lúa mì, lúa mạch…) và nguyên liệu từ động vật (bột cá, bột thịt - bột thịt xương, bột mực, bột lông vũ…). Tuy nhiên, trong 2 hai loại nguyên liệu trên đều có một số sản phẩm có vấn đề về chất lượng.

Theo phân tích của GS.TS Lã Văn Kính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, nguyên liệu thức ăn từ động vật Việt Nam NK nhiều nhất là bột cá (200 ngàn tấn), tiếp đến là NK bột thịt, bột thịt xương (660 ngàn tấn). Tuy nhiên, với nguyên liệu bột thịt, bột xương là đáng lo ngại nhất. Nguyên liệu này được chế biến từ khoảng 50% khối lượng sống của gia súc, gia cầm (là phần con người không sử dụng được), trong đó có 60% nước, 20% béo, 20% protein và khoáng. Đặc tính của nguyên liệu này là dễ hư hỏng, chứa nhiều vi sinh vật có hại và nhiều loại có thể lây truyền bệnh cho cả người và động vật.

Một kết quả nghiên cứu gần đây về hàm lượng vi sinh vật trong nguyên liệu chế biến bột thịt, bột thịt xương cho thấy: Loại vi sinh vật Clostridium Perfringen chiếm 71,4% mẫu nguyên liệu chế biến bột thịt, thịt xương; các chủng Listeria chiếm 76,2%; các chủng Salmonella chiếm 84,5%; Các chủng Campylobacter chiếm 29,8%…; Bột thịt, bột thịt xương có nguy cơ lây truyền các dịch bệnh: bò điên, lở mồm long móng, heo tai xanh, tả châu phi, dịch tả…

Hà Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 17 giờ trước
Liên tục sai phạm trong lĩnh vực y tế, Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế - Mega Gangnam bị Thanh tra Sở Y tế TP.HCM xử phạt 53 triệu đồng.
Tài sản trí tuệ 17 giờ trước
Cục Sở hữu trí tuệ và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp UBND huyện Phong Điền tổ chức công bố và trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận Hương xưa làng cổ Phước Tích và Đệm bàng Phò Trạch.
Tài sản trí tuệ 23 giờ trước
(SHTT) - Tại sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (IPDAY 2024), sáng 26/4 tại Hà Nội, PGS.TS Lê Hoài Đức chia sẻ rằng người Việt chưa quen biến tài sản trí tuệ thành tiền.
Tài sản trí tuệ 23 giờ trước
(SHTT) - Theo thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Long, từ ngày 04/4/2024 đến ngày 15/4/2024, lực lượng QLTT Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu, vi phạm về nhãn và không niêm yết giá. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 117.000.000 đồng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Cấp quyền hình ảnh nhân vật (Character Licensing) là chiến lược kinh doanh được nhiều tập đoàn sáng tạo trên thế giới áp dụng thành công và đem về những nguồn lợi nhuận khổng lồ. Vậy Character Licensing là gì và cơ hội nào cho các doanh nghiệp Việt Nam?