Nghiên cứu khoa học hé lộ ‘vũ khí’ giảm cân thần kỳ
Ứng cử viên tiến sĩ Manisha Singh tại Đại học RMIT đã dẫn đầu nghiên cứu, xem xét quá trình ức chế sự hình thành tế bào mỡ của các hợp chất chống oxy hóa (chiết xuất phenolic) và axit hữu cơ (axit hydroxycitric) trong bụp giấm.
Các nhà nghiên cứu giải thích: “Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều chất béo, chất béo tích tụ trong tế bào biến thành các tế bào mỡ. Chúng có vai trò điều chỉnh lượng đường và năng lượng của cơ thể. Tuy nhiên, khi năng lượng nạp vào vượt quá năng lượng tiêu hao, các tế bào này sẽ phát triển cả về kích thước và số lượng, góp phần gây béo phì”.
Nhóm nghiên cứu xử lý các tế bào gốc của con người bằng hai cách khác nhau, bao gồm chiết xuất phenolic và axit hydroxycitric, trước khi chúng chuyển hóa tế bào mỡ.
Kết quả là, mặc dù không có sự thay đổi về hàm lượng chất béo trong tế bào mỡ nhưng các tế bào được xử lý bằng axit hydroxycitric có nhiều chất béo hơn 95 % so với các tế bào đối chứng.
Giáo sư Benu Adhikari, từ Trung tâm Đổi mới và Nghiên cứu Thực phẩm của RMIT, khẳng định kết quả nghiên cứu “có thể tác động đến cách chúng ta tiếp cận quản lý bệnh béo phì”.
Hiện nay, những phương pháp kiểm soát béo phì thường tập trung vào thay đổi lối sống và dùng thuốc. Mặc dù thuốc có hiệu quả nhưng chúng cũng có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ tiêu cực như huyết áp cao hoặc ảnh hưởng đến thận và gan.
Ngược lại, các chất chiết xuất phenolic từ cây bụp giấm hỗ trợ tạo ra loại một thực phẩm tốt cho sức khỏe, có hiệu quả trong việc hạn chế sự hình thành các tế bào mỡ và không gây ra tác dụng phụ.
Bên cạnh đó, ông cũng phát hiện ra polyphenol trong bụp giấm có đặc tính ức chế men tiêu hóa tương tự như một số loại thuốc kiểm soát bệnh béo phì.
Adhikari hy vọng rằng bụp giấm sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn trong ngành thực phẩm tốt cho sức khỏe tại Úc. Ông chia sẻ: “Khí hậu Úc rất thích hợp để trồng bụp giấm. Loài cây này khỏe mạnh, có thể kháng bệnh và không cần nhiều không gian hay nước để phát triển”.
Trong tương lai, nhóm nghiên cứu có kế hoạch đóng gói các chất chiết xuất phenolic để sử dụng cho thực phẩm tốt cho sức khỏe. Mọi người có thể sử dụng những hạt chiết xuất nhỏ để pha chế đồ uống.
Thu Nga