SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 24/06/2025
  • Click để copy

Phát hiện vật chất có khả năng hấp thu CO2 gấp 3 lần so với công nghệ cũ

15:57, 10/03/2023
(SHTT) - Các nhà khoa học tại Đại học Lehigh, Pennsylvania mới đây đã tìm ra loại vật chất có khả năng hấp thụ CO2 gấp 3 lần so với các thiết bị công nghệ chiết xuất CO2 hiện tại.

Công nghệ thu hồi carbon đã có từ nhiều năm nay, nhưng các nhà khoa học chỉ chủ yếu tập trung vào việc thu giữ CO2 từ các khu vực bị ô nhiễm ở các cấp độ nhất định như ống khói của các nhà máy than và thép trước khi nó đi vào bầu khí quyển. Ở quy mô lớn hơn, chúng ta cần phải nâng cấp những thiết bị máy móc và công nghệ hiện đại nhằm gia tăng hiệu quả thu giữ chúng trong tương lai. 

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu của Đại học Lehigh, Pennsylvania đã xác định được một loại vật liệu có thể “đảo ngược tình thế” trong ngành công nghiệp thu giữ và lưu trữ carbon (DAC).

Arup SenGupta tại Đại học Lehigh và các đồng nghiệp của ông đã phát triển một loại vật chất mới có khả năng hấp thụ CO2 từ không khí nhiều hơn hơn các vật liệu hiện có. Theo các nhà nghiên cứu, việc điều chỉnh dung môi amin bằng dung dịch đồng đã làm tăng khả năng thu giữ carbon của DAC lên gấp hai đến ba lần.

Sengupta nói với Gizmodo: "Amine chứa các nguyên tử nitơ trong đó. Giống như nitơ và đồng, chúng hòa hợp và bổ sung hiệu quả cho nhau".

Loại vật chất mới có thể chứng minh công nghệ DAC hiệu quả, tiềm năng và giá cả phải chăng để giảm thiểu các tình trạng thời tiết cực đoan như biến đổi khí hậu hay khắc phục sự nóng lên toàn cầu trong tương lai lâu dài. 

SenGupta nói với NewScientist: “Vật liệu này có thể được sản xuất với công suất cao và  nhanh chóng. Điều này chắc chắn sẽ cải thiện hiệu quả chi phí của quy trình".

Dawid Hanak tại Đại học Cranfield ở Anh cho biết nghiên cứu này có thể "giảm đáng kể chi phí của DAC".

co2

 

Đề xuất phương án "thông minh và tối ưu"

Từ việc thu được CO2, chúng có thể được chuyển đổi thành natri bicacbonat, hoặc muối nở, nhờ nước biển. Nhóm nghiên cứu cho biết hợp chất này sau đó sẽ được lưu trữ trong đại dương, vì nó là một "bể chứa vô hạn" để tích trữ carbon.

Vì natri bicacbonat có tính kiềm nên nó có thể đảo ngược quá trình axit hóa của đại dương một cách tự nhiên mà không gây hại đáng kể cho hệ sinh thái. SenGupta cho biết: “Độ kiềm cao hơn cũng có nghĩa là hoạt động sinh học nhiều hơn; điều đó có nghĩa khả năng thu được CO2 nhiều hơn”. 

Stuart Haszeldine tại Đại học Edinburgh, Vương quốc Anh cho biết: “Khả năng lưu trữ trực tiếp các chất hóa học vào nước biển rất mạnh mẽ vì đại dương rất sâu, vì vậy nó có khả năng lưu trữ lượng CO2 khổng lồ kéo dài hàng trăm đến hàng nghìn năm". 

Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu thêm để hiểu rõ cách thức hoạt động của loại vật chất này trên quy mô lớn hơn và quy mô công nghiệp sau khi hấp thụ và giải phóng CO2 hàng trăm lần.

Myles Allen tại Đại học Oxford nói với NewScientist: "Điều kiện để thực hiện các hoạt động của vật chất trong quy mô lớn hơn yêu cầu một lượng nhiên liệu khổng lồ. Từ đó, quy trình hấp thụ sẽ xảy ra ở mức độ không thể tưởng tượng được".

Đức Anh Nguyễn

Tin khác

Khoa học Công nghệ 19 giờ trước
(SHTT) -Trong khi nhiều quốc gia vẫn xem khí metan là mối nguy ô nhiễm cần đốt bỏ hoặc chôn lấp, giới khoa học đang đi một bước xa hơn: nuôi cấy vi khuẩn ăn metan ngay tại nguồn. Giải pháp này không chỉ giảm phát thải khí nhà kính, mà còn mở ra hướng xử lý bãi rác bền vững cho các đô thị.
Khoa học Công nghệ 19 giờ trước
(SHTT)-Một thế hệ vật liệu aerogel mới đang được phát triển từ tro bay, xỉ lò luyện kim và rác vô cơ – nhẹ hơn cả bọt biển, cách nhiệt tốt gấp hàng chục lần vật liệu truyền thống. Đây có thể là lời giải kép cho ô nhiễm chất thải rắn và nhu cầu tiết kiệm năng lượng trong xây dựng tại Việt Nam.
Khoa học Công nghệ 19 giờ trước
(SHTT) - Trong khi nhiều công nghệ lọc nước hiện nay dựa vào than hoạt tính, màng polymer tổng hợp hoặc thiết bị điện hóa, thì một hướng đi bền vững và ít tốn năng lượng hơn đang nổi lên: màng lọc siêu thấm từ vật liệu sinh học tự nhiên có khả năng tự làm sạch và kháng khuẩn.
Khoa học Công nghệ 19 giờ trước
(SHTT) - Khi y học hiện đại tiến đến giới hạn của xâm lấn tối thiểu. Một thế hệ mới đang hình thành: robot cánh mềm, làm từ vật liệu đàn hồi, chuyển động uốn dẻo như sinh vật thật – có thể đi sâu vào cơ thể người, lấy mẫu mô, thao tác nội tạng mà không gây chấn thương cơ học.
Khoa học Công nghệ 19 giờ trước
(SHTT)-Việt Nam đang mở rộng điện mặt trời với tốc độ nhanh, nhưng lại thiếu chiến lược lưu trữ phù hợp. Trong khi phần lớn dự án vẫn lệ thuộc pin lithium-ion – đắt đỏ, nhập khẩu hoàn toàn và gây áp lực môi trường thì trên thế giới, một giải pháp cũ đang được làm mới: lưu trữ năng lượng bằng muối nóng chảy.
. ..