SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Nghệ nhân phố cổ sáng tạo loại mặt nạ mỹ thuật thuần Việt độc đáo

16:42, 18/09/2022
Nghệ nhân Bùi Quý Phong (71 tuổi, phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam) là người sáng tạo ra loại mặt nạ mỹ thuật thuần Việt độc đáo. Ông đã làm ra hàng chục chiếc mặt nạ trong suốt cuộc đời. Người phố cổ gọi loạt tác phẩm đó là mặt nạ thời gian hướng thiện.

Mong muốn sáng tạo ra loại mặt nạ không bị ném xuống đất

“Tôi nhớ năm vợ sinh con đầu lòng, tôi mới 22 tuổi. Từ bệnh viện về tôi lang thang trong phố cổ và ngẫm nghĩ lại tuổi trẻ quá lông bông. Trong khoảnh khắc, tôi nhận ra từ đây mình có cả một gia đình để lo, lo nhất là không biết lấy gì nuôi con”, ông Bùi Quý Phong từ tốn kể.

Vừa cặm cụi vẽ, ông Phong vừa kể tiếp: “Trong lúc lang thang như thế bỗng tôi thấy chiếc mặt nạ “hẩm hiu” ai vứt bỏ ra đường nằm chỏng chơ dưới chân. Chiếc mặt nạ làm bằng nhựa. Lúc này, tôi thoáng nghĩ làm thế nào để chế tác ra loại mặt nạ không chỉ là món đồ chơi vài ba hôm đã chán”.

93d319acbb9b7fc5268a

 Nghệ nhân Bùi Quý Phong miệt mài sáng tạo mặt nạ mỹ thuật thân thiện môi trường

Mặt nạ chất liệu cao su và nhựa được bày bán trên các tiệm đồ chơi rất nhiều. Ông muốn tạo ra mặt nạ thân thiện môi trường. Ông muốn giới thiệu để nhiều trên thế giới biết đến loại mặt nạ thuần Việt không liên quan tới hý kịch của Trung Quốc, không như kịch Nô của Nhật Bản. Mặt nạ của ông làm là tác phẩm tiếp biến văn hóa dân gian Việt Nam gắn với câu chuyện cuộc sống đương đại.

Ông đã tự mày mò tháng này qua năm khác làm mặt nạ từ giấy bồi. Giấy bồi là phương pháp gia công bằng cách dán chồng nhiều lớp giấy lên nhau để có độ cứng và bề mặt phù hợp. Giấy bồi đòi hỏi người làm mặt nạ phải khéo léo, tỉ mỉ tạo dáng khuôn mặt với nhiều kích cỡ khác nhau. Công đoạn làm ra mặt nạ phải trải qua nhiều bước kỳ công, đắp giấy bồi lên khuôn, để khô rồi vẽ và tô màu.

306933155_494756235421157_8716652066845879050_n

 Khoảnh khắc thăng hoa của nghệ nhân được nhiếp ảnh gia ghi lại.

Thoáng qua, mặt nạ do Bùi Quý Phong chế tác trông như những diễn viên tuồng được “dặm mặt” phục vụ nghệ thuật. Nhìn kỹ, ông Phong vẽ sẽ thấy sự khác biệt bởi ông không khoét rỗng mắt của mặt nạ. Ông lý giải: “Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn. Người ta sẽ ném chiếc mặt nạ khoét rỗng mắt bởi nó vô hồn, nó chỉ là đồ chơi”.

c76c83674150850edc41

c76c83674150850edc41

Nhiều du khách đến mua bày tỏ mong muốn gửi thêm tiền để nhờ ông khoét rỗng mắt mặt nạ nhưng ông nhất định không làm. “Bao nhiêu tiền tôi cũng sẽ không biến mặt nạ của mình thành đồ chơi tầm thường”, ông Phong khảng khái.

Mỗi chiếc mặt nạ đều được ông sáng tác với nét riêng. Ông nói: "Khó nhất là phải cho mỗi mặt nạ một thần sắc với những tâm trạng buồn, vui không bao giờ lặp lại theo dòng thời gian".

Ông thường vẽ mặt nạ từ lúc 5 - 8 giờ sáng, vì theo ông đó là giờ tinh tấn nhất, trong sạch nhất của lòng người.

Cuộc đời nhiều thăng trầm của người nghệ sĩ - đạo diễn sân khấu với thủa thanh niên nhiều bồng bột, ông Phong cũng như nhiều người trẻ không tránh khỏi những trượt ngã vào sai lầm. “Trong một lần gặp khó khăn, tôi tình cờ gặp hai vợ chồng nghèo ở quê. Họ đã giúp đỡ tôi và làm cho tôi thức tỉnh, hiểu được giá trị của lòng tốt”. Giờ ông gác lại đằng sau tất cả để vẽ mặt nạ như một thiền nhân giữa phố cổ.

“Tôi sẽ không vẽ những mặt nạ hung dữ như những chiếc mặt nạ khác. Dù có thể nếu vẽ sự hung dữ sẽ khiến cho chiếc mặt nạ gây được ấn tượng ngay. Một chiếc mặt nạ hiền sẽ giúp gia chủ bình tâm sống hiền khi treo trang trọng trong nhà”, ông Phong chiêm nghiệm.

Mang mặt nạ vươn xa ngoài phố cổ Hội An

Mỗi đất nước đều có một chiếc mặt nạ đặc trưng như Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản… mặt nạ là sản phẩm văn hoá giàu bản sắc. Thế nhưng, mặt nạ thuần Việt để giới thiệu ra thế giới dường như vẫn chưa có gì đặc sắc.

Những năm trước, ông Phong vinh dự được mời tham dự triển lãm ở Hàn Quốc, rất nhiều khách đã cảm mến những chiếc mặt nạ của Bùi Quý Phong. Có người đến và nói: "Sản phẩm mặt nạ thân thiện môi trường, đường nét rất sống động và thú vị" mà ông vui mãi.

36e0a2bf0088c4d69d99

Ông Phong sáng tạo loại mặt nạ mỹ thuật thuần Việt độc đáo.

Để có những mẫu mặt nạ không lai căng, pha tạp, người nghệ nhân ấy đã tự thách đố mình mỗi ngày. Ông cho biết bản thân không xem lại mẫu của ngày hôm qua, không mở YouTube để xem các mẫu mặt nạ trên thế giới. Vì vậy, những chiếc mặt nạ của ông đều là độc bản. 

a699ace10ed6ca8893c7

 

“Chiếc mặt nạ hôm nay là chiếc mặt nạ tôi thích nhất. Bởi vì ngay ngày mai nó đã không còn đẹp như hôm nay. Ngày mai có chiếc mặt nạ của ngày mai đẹp hơn” – Bùi Quý Phong.

“Ông Phong đã giới thiệu đến tôi một chiếc mặt nạ hai màu xanh và đỏ, đại diện cho đàn ông và phụ nữ. Hai gam màu nóng lạnh trái ngược nhưng ở trên một khuôn mặt. Hai cá tính khi bước vào hôn nhân như chiếc mặt nạ ấy. Khi nghe ông nói tôi hiểu ra chỗ bế tắc của mình”, chị Võ Thị Hằng Thu một du khách mua mặt nạ xúc động nói.

Sự xúc động đó khiến cho họ muốn “rước” mặt nạ như “rước” một điều thiêng về nhà, trân trọng treo chiếc mặt nạ đó. Ông nhắn nhủ mọi người có thể giúp đỡ những người bên cạnh khi đưa mặt nạ về bằng cách chia sẻ những may mắn mình có cho người bất hạnh.

Chị Trần Thị Thu Sương (39 tuổi) cho hay: “Trước đây, tôi làm du lịch, năm 2020 tôi gặp thầy Phong và được ông nhận vào làm. Tôi đã học được nhiều điều từ ông đặc biệt là tâm với nghề”.

Không gian nhỏ ngôi nhà nép bên đường Lê Lợi, thuộc phố cổ Hội An treo hàng trăm chiếc mặt nạ chính là nơi trước đây vợ của ông Phong buôn bán vải. Sau đợt đại dịch Covid-19 nơi đây mới trở thành không gian trưng bày. Giá của mỗi chiếc mặt nạ ở đây chỉ từ 300.000 đồng, người đến tham quan, trải nghiệm vẽ mặt nạ mỗi lúc một đông.

197044fd9cca589401db

 Chân dung nghệ nhân Bùi Quý Phong sáng tạo loại mặt nạ mỹ thuật thuần Việt độc đáo

Đến nay, ông đã nhận được nhiều đơn hàng lớn từ Pháp, Ý... Luôn tay hoàn thiện những sản phẩm cuối cùng trong đơn hàng, ông nói: “Hiện tôi chỉ tham gia những cuộc trưng bày, triển lãm trong thành phố. Tôi tự hào mình đã góp phần nhỏ vào đời sống tinh thần Hội An và muốn loại mặt nạ mỹ thuật thuần Việt thân thiện môi trường của mình sẽ được sự quan tâm phát triển vươn xa".

Một lãnh đạo Trung tâm Văn hóa - Thông tin Hội An chia sẻ với phóng viên, những chiếc mặt nạ của ông Phong là một cách hay để giữ gìn truyền thống văn hóa dân gian, đồng thời tạo thêm "đặc sản" văn hóa cho TP Hội An.

Bảo Hòa

Tin khác

Tin tức 6 phút trước
(SHTT) - Dạy lập trình máy tính cho trẻ em đang được coi là xu hướng giáo dục mới trên thế giới và Việt Nam. Không phải là những giờ học khô khan theo kiểu đọc, chép một chiều, các em nhỏ tại lớp học lập trình có thể rèn luyện tư duy logic, tư duy giải quyết vấn đề và thỏa sức sáng tạo.
Tin tức 19 giờ trước
(SHTT) - Bộ GD&ĐT vừa có văn bản yêu cầu các trường học trên toàn quốc kiểm tra, đánh giá hoạt động của các công trình nước sạch, công trình vệ sinh trong trường.
Tin tức 19 giờ trước
(SHTT) - Từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, thí sinh đang học lớp 12 sẽ chính thức thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến. Dự kiến năm nay có trên 1 triệu thí sinh sẽ đăng ký tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tin tức 22 giờ trước
Văn phòng tư vấn về sở hữu trí tuệ miễn phí sẽ được đặt tại 31 Hàn Thuyên, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM, với kỳ vọng thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo cho nhiều doanh nghiệp, trường đại học, sinh viên,…
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Hội Hóa học Việt Nam, cả 10 học sinh Việt Nam tham gia kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev lần thứ 58, năm 2024 đều đạt giải với 1 huy chương Vàng, 5 huy chương Bạc và 4 huy chương Đồng. Với thành tích này, Việt Nam xếp hạng 3 toàn đoàn.
Liên kết hữu ích