SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Đề xuất mở rộng định nghĩa người tiêu dùng trong luật

07:24, 10/02/2023
(SHTT) - Tại Hội thảo Lấy ý kiến hoàn thiện dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), TS. Phạm Văn Tân, Nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam đã có những đóng góp tích cực giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng.

 Chiều ngày 9/2, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã tiếp tục tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến hoàn thiện dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Là một trong những người đóng góp ý kiến đầu tiên, TS. Phạm Văn Tân, Nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết hoàn toàn nhất trí với việc cần thiết phải bổ sung, sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng được Quốc hội thông qua năm 2010 vì có nhiều vấn đề phát sinh trong thực tế ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng mà nội dung Luật ban hành năm 2010 chưa đề cập tới.

Cụ thể, ông đề nghị bổ sung thêm cụm từ "tổ chức" vào nội dung Khoản 1, Điều 3 liên quan đến nội dung giải thích từ ngữ về người tiêu dùng như sau: "Người tiêu dùng là người mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của các nhân, gia đình, tổ chức và không vì mục đích thương mại". Bởi vì người tiêu dùng không chỉ là cá nhân hoặc gia đình mà có thể là tổ chức có pháp nhân hoặc không có pháp nhân. Ông đưa ra các ví dụ là cơ quan sử dụng điện, nước; bếp ăn của một tập thể sử dụng lương thực, thực phẩm... Như vậy, khái niệm người tiêu dùng cần được hiểu có thể là cá nhân, nhóm người hoặc pháp nhân nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả các tổ chức khi sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh.

bao ve quyen loi nguoi tieu dung

 

Ngoài ra, tại Khoản 3, Điều 3, ông cũng đề nghị bổ sung thêm cụm từ "tổ chức" khi đề cập về thông tin cá nhân của người tiêu dùng, như sau: "Thông tin của người tiêu dùng bao gồm thông tin cá nhân, tổ chức của người tiêu dùng, thông tin về quá trình mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng và các thông tin khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh".

Nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam cũng đề nghị bỏ khoản 8, Điều 3 vì nêu khái niệm về "người có ảnh hưởng" nhưng toàn bộ nội dung của Dự thảo luật không có điều khoản nào đề cập tới vai trò, trách nhiệm của "người có ảnh hưởng". Nếu vấn để khái niệm này trong Dự thảo Luật thì cần phải có nội dung quy định về quyền và trách nhiệm của "người có ảnh hưởng" đối với hoạt động bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Tại Điều 8 quy định về "Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương" có xác định các nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương, bao gồm các nhóm người như: người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em,... (các mục từ mục a đến mục g tại Khoản 1, Điều 8). Với điều này, ông đề nghị bổ sung thêm một nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương vào Khoản 1, Điều 3, cụ thể là: "nhóm hoặc tổ chức của những người yếu thế". Theo ông, nhóm hoặc tổ chức của những người yếu thế, như những người cô đơn không nơi nương tựa, những người khuyết tật,... họ không phải là một cá nhân mà là những người trong một nhóm hoặc trong một tổ chức.

lien hiep hoi

 TS. Phạm Văn Tân, Nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam

Trong khi đó, tại khoản 2, Điều 48 quy định: "Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các tổ chức xã hội khác tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng". Tuy nhiên TS. Phạm Văn Tân cho hay, để thấy rõ sự khác biệt giữa một tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người dùng và tổ chức được lập ra có tôn chỉ, mục đích để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần viết lại quy định này theo hướng: "Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích chuyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các tổ chức xã hội khác tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng". Quy định như vậy để thấy rõ sự khác biệt giữa tổ chức xã hội chuyên về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (như Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt nam hiện nay) và các tổ chức xã hội khác có tham gia hoạt động này.

Cuối cùng, ông đề nghị sửa lại nội dung Khoản 2, Điều 52 theo hướng đối với tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì được Nhà nước cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước và bảo đảm các điều kiện khác để hoạt động chứ không chỉ là Nhà nước hỗ trợ kinh phí và các điều kiện khác. Như vậy thay cụm từ "được Nhà nước hỗ trợ kinh phí và các điều kiện khác" bằng cụm từ "được Nhà nước cấp kinh phí và bảo đảm các điều kiện khác". Cụ thể, Khoản 2 Điều 52 cần sửa lại như sau: "Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện các hoạt động quy định tại các điểm d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 49 của Luật này, tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích chuyên về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Nhà nước cấp kinh phí và bảo đảm các điều kiện khác theo quy định của pháp luật". Như vậy sứ mệnh của tổ chức này là thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhằm hỗ trợ cho các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

TS. Phạm Văn Tân cũng ý kiến cần có nội dung quy định về việc Chính phủ quy định cụ thể giao nhiệm vụ và giao kinh phí từ ngân sách nhà nước và các bảo đảm các điều kiện khác để tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích chuyên về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động.

Hương Mi

Tin khác

Pháp luật 1 giờ trước
(SHTT) - Cơ quan CSĐT Công an thành phố Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Nông Thị Hằng (SN 1987), trú ở xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội về hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.
Pháp luật 3 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Công an Thành phố Hà Nội, một nạn nhân đã trình báo về việc tham gia đầu tư tiền ảo và bị lừa đảo trực tuyến hơn 2 tỷ đồng. Đáng chú ý, các mánh khóe, chiêu lừa được các đối tượng sử dụng để moi tiền của nạn nhân đều không mới.
Pháp luật 4 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Vũ Thị Kim Dung (Rouse) đã có phần trình bày liên quan đến vấn đề pháp luật về xác lập quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, từ sửa đổi đến thực tiễn áp dụng.
Pháp luật 6 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn, trao đổi, thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.