SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Cẩn trọng khi ứng dụng ChatGPT giả ngập tràn

14:37, 01/02/2023
(SHTT) - Siêu ChatGPT do Open AI phát triển đang tạo nên cơn sốt tại Việt Nam. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội để những kẻ lừa đảo và các nhà phát triển muốn lợi dụng sự phổ biến của nó để thu lợi bất chính.

 OpenAI được công chúng biết đến là công ty phát triển siêu AI ChatGPT và những AI đột phá khác. Trong đó, ChatGPT được nhiều người biết đến nhất khi được OpenAI giới thiệu đến công chúng vào ngày 30/11/2022. ChatGPT được giới công nghệ gọi là "siêu AI" bởi khả năng trả lời câu hỏi, viết văn, dựng kịch bản... theo ý người dùng.

Tại Việt Nam, AI này cũng nhanh chóng thu hút sự chú ý. Đến giữa tháng 1, người dùng ChatGPT tăng vọt. Theo thống kê của Google Trends, "ChatGPT", "OpenAI" liên tục nằm trong top từ khóa được tìm kiếm nhiều tại Việt Nam. Website của ChatGPT thường xuyên ở trạng thái "đang hoạt động hết công suất". Siêu AI này cũng trở thành chủ đề phổ biến trên mạng xã hội Facebook. Trên hàng loạt cộng đồng thuộc mọi lĩnh vực, ảnh chụp màn hình các cuộc trò chuyện với ChatGPT xuất hiện dày đặc.

chat gpt

 

Người dùng có thể tận dụng AI để thu thập thông tin kiến thức, nhờ gợi ý các ý tưởng theo dữ liệu mà ChatGPT được huấn luyện. Giải pháp của OpenAI có thể giúp tiết kiệm thời gian bằng cách trả lời nhanh, đi thẳng vấn đề, thay vì đưa ra danh sách đường link và người dùng phải tự tổng hợp như khi sử dụng Google.

Tuy nhiên, ChatGPT cũng có những nhược điểm của nó. Đây chỉ là một mô hình ngôn ngữ, có thể trả lời sai hoặc chưa chính xác, không có link dẫn nguồn để minh chứng kết quả đưa ra. Trong những cuộc trò chuyện, ChatGPT không hiểu bối cảnh hoặc cảm xúc của người dùng, nên có thể trả lời không phù hợp hoặc gây tác động xấu đến trải nghiệm.

Vì vậy người dùng nên sử dụng ChatGPT với mục đích phù hợp và có trách nhiệm. Họ chỉ nên coi ChatGPT như một tài nguyên tham khảo, với mục đích học tập hoặc tìm kiếm thông tin, chứ không nên coi nó là một nguồn tin tuyệt đối, hoặc dùng để đưa ra các quyết định, hành động có tác động đến người khác. 

Chính vì độ hot của nó, ChatGPT đã trở thành “con mồi” béo bở cho những kẻ lừa đảo và các nhà phát triển muốn lợi dụng sự phổ biến của nó để thu lợi bất chính. Vẫn có nhiều ứng dụng với cái tên “na ná” ChatGPT xuất hiện ngập tràn trên các cửa hàng trực tuyến như App Store hay Google Play.

Trong số đó, có nhiều ứng dụng trả phí và thậm chí còn yêu cầu trả tiền theo tháng để được sử dụng bot và tắt quảng cáo. 

Ví dụ, một ứng dụng có tên "ChatGPT Chat GPT AI With GPT-3" đã giới thiệu rằng, đây là ứng dụng chính thức dành cho bot ChatGPT. Nhưng các thông tin được thể hiện cho thấy ứng dụng này dường như không có liên kết nào với Open AI. Hơn nữa, nó tính phí 7,99 USD một tuần cho dịch vụ chatbot, trong khi OpenAI đang cho phép mọi người dùng thử miễn phí.

Hà Vi

Tin khác

Pháp luật 22 giờ trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Công an Thành phố Hà Nội, một nạn nhân đã trình báo về việc tham gia đầu tư tiền ảo và bị lừa đảo trực tuyến hơn 2 tỷ đồng. Đáng chú ý, các mánh khóe, chiêu lừa được các đối tượng sử dụng để moi tiền của nạn nhân đều không mới.
Pháp luật 3 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Vũ Thị Kim Dung (Rouse) đã có phần trình bày liên quan đến vấn đề pháp luật về xác lập quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, từ sửa đổi đến thực tiễn áp dụng.
Pháp luật 5 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn, trao đổi, thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Pháp luật 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ môn Sở hữu trí tuệ - Khoa Khoa học Quản lý phối phợp cùng Hội Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam tổ chức tạo đàm “Luật Sở hữu Trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại”.