Khánh Hòa: Phát hiện cơ sở có dấu hiệu bán hàng giả mạo nhãn hiệu Chanel và Hermès
Theo thông tin từ Tổng Cục QLTT, qua công tác quản lý địa bàn và bằng các biện pháp nghiệp vụ, vào ngày 17/7/2023, Đội QLTT số 1 thuộc Cục QLTT tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh tại Khu đô thi Lê Hồng Phong II, phường Phước Hải, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở nêu trên đang trưng bày và bày bán giày dép, túi xách và hàng lưu niệm. Tuy nhiên, Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở này đang kinh doanh 100 (một trăm) đôi dép gắn nhãn hiệu Chanel và Hermès.
Khi được cơ quan chức năng yêu cầu, chủ cơ sở đã không xuất trình được hóa đơn, chứng từ, sổ sách chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa; có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Chanel và Hermès đã được bảo hộ tại Việt Nam. Tổng giá trị hàng hóa theo giá niêm yết: 60,2 triệu đồng.
Toàn bộ số lô hàng trên được tạm giữ để xác minh, làm rõ, xử lý theo quy định pháp luật.
Được biết, mới đây, vào ngày 18/7, Tổng cục QLTT cho biết, Đội QLTT số 1 (Đội cơ động), Cục QLTT Phú Yên đã phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế và Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Phú Yên tiến hành dừng và khám xe ô tô khách biển kiểm soát số 74B-000.83 do ông Lê Hữu Phước, địa chỉ: Khu phố 5, Phường 1, Thành phố Đông Hà, Quảng Trị là người trực tiếp điều khiển phương tiện cũng là người quản lý hàng hóa.
Kết quả khám phương tiện, lực lượng chức năng phát hiện trên xe vận chuyển 2.400 chai bia hiệu Heineken 250ml, hạn sử dụng: 02/2024, nhãn bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
Tại thời điểm kiểm tra, lái xe không xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp pháp kèm theo theo quy định. Đội QLTT số 1 đã ban hành Quyết định tạm giữ tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Bán hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng là gì?
Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Quy định về hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ. Theo đó, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng; hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. Hay nói cách khác, hàng hóa này đã được bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ. Mọi hình vi xâm phạm làm tổn hại đến nhãn hiệu đều phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Bán hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Luật Sở hữu trí tuệ quy định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại Điều 129. Theo đó, các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.
Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.
Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự; hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.
Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự.
Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc; dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng.
Như vậy, vi phạm một trong những điều trên là vi phạm vào quy định của pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu. Tương đương với từng hành vi sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý cụ thể.
Xử phạt hành vi bán hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng
Hiện nay, pháp luật nước ta nghiêm cấm các hành vi mua bán, sản xuất hàng giả, hàng nhái dưới mọi hình thức. Điều này nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh hợp pháp. Căn cứ và tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hay phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử phạt hành chính hành vi bán hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng
Quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP
Khoản 1 Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, mức phạt từ 1.000.000 đến 100.000.000. Tùy vào giá trị thực tế của hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật. Cụ thể như sau:
Mức phạt tiền Trường hợp giá trị hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật Trường hợp thu lợi bất hợp pháp Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng Dưới 3.000.000 đồng Dưới 5.000.000 đồng Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng Từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng Từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng Từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng Từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng Từ 30.000.000 đồng trở lên(không bị truy cứu trách nhiệm hình sự) Trong một số trường hợp vi phạm cụ thể có thể phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định.
Quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ
Hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả cũng được quy định tại điều 214 của Luật sở hữu trí tuệ, theo đó:
Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả như:
- Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu; phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ.
- Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.
- Buộc tiêu huỷ, phân phối, đưa vào sử dụng (bao gồm cả nguyên liệu, vật liệu và phương tiện sản xuất) không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ. Với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.
Xử phạt hình sự hành vi bán hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng
Ngoài ra, điều 212 Luật sở hữu trí tuệ cũng có quy định cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Cụ thể:
Trường hợp mua bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017):
Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm.
Thái An
TIN LIÊN QUAN
-
Đồng Tháp: Phát hiện 1.500 gói thuốc trừ sâu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu
-
Abott phát hiện hơn 700 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu tại thị trường Việt Nam
-
Livestream bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, một cá nhân bị phạt 31 triệu đồng
-
Bán hàng lậu, hàng giả mạo nhãn hiệu, một hộ kinh doanh bị phạt hơn 20 triệu đồng
Tin khác
- tìm hiểu Giá nước hoa guess bao nhieue
- Top 10 Túi xách Hermes hàng hiệu đẹp