SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 28/04/2024
  • Click để copy

Hành động để ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh

15:42, 25/02/2023
(SHTT) - Mới đây, Bộ Công Thương đã phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) tổ chức Hội thảo phổ biến Kế hoạch Hành động ứng phó biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh ngành Công thương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ngày 24/2 tại TPHCM, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (TKNL&PTBV), Bộ Công Thương phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Chương trình năng lượng phát thải thấp Việt Nam II (V-LEEP II) tổ chức Hội thảo phổ biến kế hoạch Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hội thảo có sự tham gia của hơn 100 đại diện đến từ các cơ quan/ đơn vị trực thuộc Bộ Công thương, các bộ ngành và cơ quan chính phủ có liên quan, các đối tác phát triển quốc tế, Sở Công thương các tỉnh phía Nam, các doanh nghiệp, hiệp hội, và các cơ quan báo chí & truyền thông trong nước.

hinh3-1-1677230756568334725510

Ông Tăng Thế Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương - Ảnh: VGP/ĐT 

Phát biểu tại hội thảo, ông Tăng Thế Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương cho biết: Triển khai nhiệm vụ của Bộ Công Thương tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2756/QĐ-BCT ngày 14/12/2022 phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành công thương giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là kế hoạch hành động).

Kế hoạch này là bước khởi đầu quan trọng cho tiến trình dài hạn đóng góp vào mục tiêu phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam. Trong đó, Kế hoạch hành động đã xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sản xuất và tiêu dùng bền vững, kiểm soát phát thải khí nhà kính nhằm giảm dấu vết carbon, tăng trưởng xanh trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.

Đại diện Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam cho rằng, việc thông qua kế hoạch hành động để ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ Công Thương là bước tiến quan nổi bật. Đây là nỗ lực quan trọng để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam.

Trong thời gian tới, USAID sẽ hợp tác với Bộ Công Thương để thực hiện Kế hoạch hành động thông qua việc hỗ trợ triển khai các dự án năng lượng sạch và sử dụng năng lượng hiệu quả, đồng thời huy động đầu tư của khu vực tư nhân vào các công nghệ năng lượng tiên tiến.

h920230224124748

Đại diện Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam chia sẻ tại hội thảo 

Tại hội thảo, đại diện Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững đã thông tin những nội dung trọng tâm của Kế hoạch hành động ứng phó với biến đối khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành công thương giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong đó, mục tiêu của kế hoạch là năm 2030, tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15-20% và 25-30% vào năm 2045, phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực sản xuất điện khoảng 42 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2050.

Cùng với đó thúc đẩy các mô hình sản xuất kinh doanh theo hướng tăng trưởng xanh; trong đó, áp dụng giải pháp khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường…

Về tăng trưởng xanh, trước mắt, đến năm 2025, Bộ Công Thương sẽ thúc đẩy các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững trong công nghiệp, thương mại nhằm đạt mục tiêu giảm 5-8% mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu của các ngành sản xuất như dệt may, thép, nhựa, hóa chất, rượu bia nước giải khát, giấy... Ngoài ra, 85% các siêu thị, trung tâm thương mại phân phối, sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế dần cho sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy.

Khánh An

Tin khác

Tin tức 12 giờ trước
Tạp chí Tiếp thị & Gia đình vừa bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tánh (bút danh Pha Lê) làm Trưởng VPĐD miền Nam.
Tin tức 13 giờ trước
Lần đầu tiên, Cục Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế phối hợp Đại học Phú Xuân, Tập đoàn Giáo dục EQuest và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới tổ chức buổi Lễ chào mừng ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024.
Tin tức 18 giờ trước
(SHTT) - Sáng ngày 4/5/2024, Thành ủy - Hội đồng Nhân dân – Ủy ban Nhân dân – Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TVXP), dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tin tức 1 ngày trước
Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả là một trong những sản phẩm tạo ra siêu lợi nhuận. Do đó, tình trạng làm hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi hơn.
Tin tức 1 ngày trước
Ngày 26/4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại khu vực phía Nam.