Hà Nội: Đa dạng các giải pháp hỗ trợ người dân tiếp cận dịch vụ công
Theo Văn phòng UBND TP. Hà Nội, thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, TP. Hà Nội đã tích cực tổ chức chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính nhằm triển khai hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Năm 2022, chỉ số SIPAS về tiếp cận dịch vụ, chỉ số hài lòng về công chức giải quyết thủ tục hành chính có tỷ lệ tăng ấn tượng nhất 4,9% (xếp thứ 30/63 tỉnh, thành; Chỉ số PAR INDEX xếp thứ 3/63 tỉnh 63 tỉnh, thành phố; kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho tỷ lệ đúng và trước hẹn rất cao, toàn thành Thành phố đạt 99.80%.
Chỉ số SIPAS của Hà Nội không tăng, giữ nguyên ở thứ hạng 30/63 tỉnh, thành phố) và PAR Index tăng 7 bậc (từ vị trí 10 lên top 3/63 tỉnh, thành phố). Nguyên nhân có thể do Hà Nội là địa bàn đông dân cư (10 triệu dân và khoảng hơn 350 nghìn doanh nghiệp), số lượng đơn vị hành chính của cấp huyện nhiều, số lượng thủ tục hành chính phải giải quyết hàng năm lớn hơn rất nhiều so với các địa phương khác (trung bình từ 3.5 - 4 triệu hồ sơ/năm) đồng thời yêu cầu, đòi hỏi về chất lượng phục vụ trong việc giải quyết thủ tục hành chính cũng cao hơn nên việc cải cách thủ tục hành chính của Hà Nội có thể nhận thấy sẽ phức tạp hơn.
Trong năm 2023, để khắc phục những tồn tại, hạn chế và nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp, Thành phố tập trung một số sáng kiến, giải pháp và xác định tập trung thay đổi "từ nhận thức đến hành động" ở 2 nhóm đối tượng: Công chức thực hiện giải quyết thủ tục hành chính và công dân thực hiện thủ tục hành chính.
Theo đó, công dân thực hiện thủ tục hành chính là cần thay đổi cái nhìn của công dân về những phương pháp, cách làm mà Thành phố đã và đang thực hiện, xóa bỏ cái nhìn về cơ quan hành chính "hành là chính" mà thay vào đó là cái nhìn tích cực hơn "hành chính phục vụ" theo phương thức "dịch vụ"; thay đổi cảm nhận của công dân khi đến cơ quan công sở khô khan là cảm giác được phục vụ bằng các "dịch vụ tiện ích".
Các dịch vụ tiện ích bao gồm: In ấn, photo, hướng dẫn lịch sự, thân thiện và chuyên nghiệp với các tiện ích công nghệ phụ trợ, trợ lý ảo, các giải pháp kỹ thuật hiện đại và thực hiện đồng bộ tại tất cả các Bộ phận Một cửa trên địa bàn Thành phố với mô hình "Bộ phận Một cửa hiện đại các cấp"; phương thức giao tiếp truyền thống giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân cũng đƣợc đổi mới với phương châm "trải nghiệm một lần, lan tỏa nhiều lần".
Đây là cách thức tiếp nhận hiệu quả nhất và là kênh tuyên truyền tốt nhất đối với các biện pháp cải cách thủ tục hành chính đặc biệt trong việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần và đồng hành với đó là việc mở rộng kênh truyền thông qua các kênh mạng xã hội như: Facebook, Zalo song hành cùng các kênh thông tin truyền thống.
Thời gian qua, Hà Nội cũng đẩy mạnh và lan tỏa các sáng kiến của chính quyền cơ sở các cấp như "Tổ cơ động hỗ trợ công dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại nhà" (UBND phƣờng Trúc Bạch, Ba Đình), mô hình "05 thủ tục hành chính không chờ" (UBND quận Hoàn Kiếm), mô hình "Ngày thứ sáu xanh" tại bộ phận "một cửa" UBND huyện Hoài Đức (với 4 thủ tục: Chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh; chuyển trƣờng đối với học sinh trung học; chuyển trƣờng đối với học sinh tiểu học; cấp giấy giới thiệu đi thăm viếng mộ liệt sĩ), công dân sẽ đƣợc trả kết quả trong 60 phút, thay vì phải chờ 2-10 ngày theo quy định.
Để tăng cường tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến, Thành phố xác định tổng số công dân có thể thực hiện dịch vụ công tốt trên môi trường mạng (trong độ tuổi từ 16 - 60 tuổi) khoảng 4,5 triệu người.
Với tinh thần "cán bộ, đảng viên, công chức gương mẫu, đi đầu" trong việc triển khai thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, UBND Thành phố báo cáo Thành ủy chỉ đạo giao chỉ tiêu 100% đảng viên, cán bộ, công chức thực hiện các dịch vụ công trực tuyến (thay vì trực tiếp), đưa vào công tác chấm điểm và là tiêu chí đánh giá thi đua khen thưởng.
Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người dân khi tham gia thực hiện các dịch vụ công trực tuyến bằng các hình thức; kiến nghị các bộ, ngành hoàn thiện quy trình điện tử, đảm bảo kết nối, đường truyền ổn định để thực hiện dễ dàng, thuận tiện, tránh việc tạo thêm các thủ tục hành chính cho người dân, hoặc không thao tác được dẫn đến "hiệu ứng ngược".
Ngoài ra, tập trung rà soát, thực hiện việc phân cấp, ủy quyền trong việc giải quyết thủ tục hành chính theo hướng "cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân thì giao cấp đó giải quyết".
Giải pháp tiếp theo là bảo đảm nguyên tắc "Tiếp nhận - thẩm định - phê duyệt" các thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa các cấp đồng thời thí điểm đổi mới trong quy trình giải quyết thủ tục hành chính liên thông giữa các cấp, ngành theo nguyên tắc 05 bước khép kín "Tiếp nhận - thẩm định - phê duyệt - đóng dấu - trả kết quả" trên cơ sở nền tảng của việc ứng dụng công nghệ thông tin.
Tập trung vào việc xây dựng và liên kết, chia sẻ các cơ sở dữ liệu đặc biệt với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành - là tiền đề cho việc thực hiện chuyển đổi số trong cải cách thủ tục hành chính, thay đổi cách thức trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính giữa chính quyền với công dân.
Ngoài ra, thành phố cũng tập trung nghiên cứu và đề xuất phương án "Trung tâm phục vụ hành chính công" với dự kiến từ 3-4 điểm giao dịch thực hiện kết hợp liên thông các cấp và có tính chất phi địa giới hành chính trên cơ sở "Trung tâm phục vụ hành chính công" quy định tại Nghị định 61/2018/NĐ-CP nhưng có sự điều chỉnh, phù hợp với thực tế của Thành phố, ứng dụng công nghệ thông tin và hạ tầng kiến trúc. Đây sẽ là đầu mối tập trung hứớng dẫn và tiếp nhận, số hóa và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính và có sự tách bạch giữa bộ phận giải quyết thủ tục hành chính với bộ phận tham mưu xây dựng hoạch định chính sách đảm bảo tính khách quan, minh bạch.
TH