SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Hà Nội triển khai nhiệm vụ trọng tâm khối kinh tế ngành năm 2024

14:16, 22/02/2024
(SHTT) - Chiều 21/2, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm khối kinh tế ngành năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025 nhằm hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.

Hội nghị do Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền phụ trách Khối chủ trì Hội nghị.

Cùng dự còn có Ban Giám đốc, Trưởng các phòng, ban, đơn vị trực thuộc các sở, ban, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Du lịch, Ngoại vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Ban Dân tộc Thành phố, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Thành phố, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Thành phố, Tổng công ty Du lịch Hà Nội.

image_gallery

 

Các ngành, lĩnh vực đều phát triển khá

Báo cáo kết quả đạt được của toàn Khối tại Hội nghị, Phó Chánh Văn phòng UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quân cho biết: Năm 2023, kinh tế Thành phố duy trì mức tăng trưởng khá, ước đạt 6,27% tuy thấp hơn kịch bản đề ra nhưng vẫn cao hơn mức bình quân chung cả nước (khoảng trên 5%); GRDP bình quân đầu người ước đạt 150 triệu đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực.

Các ngành, lĩnh vực đều phát triển khá, cụ thể: Các loại hình thương mại, dịch vụ văn minh, hiện đại tiếp tục được khuyến khích phát triển; du lịch phục hồi mạnh và tăng trưởng cao sau đại dịch Covid-19, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt 24,72 triệu lượt khách, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 93,41 nghìn tỷ đồng; sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tiếp tục phát triển; chất lượng nông sản được cải thiện, hệ thống chuỗi liên kết được mở rộng. Thu hút FDI của Thành phố đạt gần 2,9 tỷ đô la Mỹ; môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Đã có 21/43 Cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố được khởi công.

Anh 21.2 - 2.1

Phó Chánh Văn phòng UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quân trình bày báo cáo tại Hội nghị 

Phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh. Tăng trưởng sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản hàng năm: đạt 2,74%. Đến nay toàn Thành phố có 2.712 sản phẩm OCOP. Thành phố có 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới; 382/382 (100%) xã đạt chuẩn nông thôn mới, 111 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu... Thành phố công nhận trên 50 làng nghề, nghề truyền thống: dự kiến đạt kế hoạch, đến nay có 15 làng nghề được công nhận.

Trong năm 2023, hoạt động đối ngoại cũng được Thành phố quan tâm toàn diện và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Thành phố đã tổ chức được 18 đoàn ra, đón tiếp 12 đoàn đại biểu cấp cao của các địa phương nước ngoài đến thăm và làm việc với Thành phố. Đặc biệt, đã tổ chức 02 Hội nghị quốc tế lớn: Hội nghị Hợp tác giữa các địa phương Việt và Pháp lần thứ 12, Hội nghị Hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 10. Hội nghị Hợp tác giữa các địa phương Việt và Pháp lần thứ 12 đã được vinh danh là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội năm 2023.

Về mục tiêu, nhiệm vụ và dự kiến kết quả đạt được năm 2024 và đến hết năm 2025, Phó Chánh Văn phòng UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quân cho hay, Thành phố dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 có 24 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu chủ yếu, trong đó, một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của khối kinh tế ngành, như: Đảm bảo cân đối cung - cầu, kiểm soát tốt giá cả, thị trường, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại; tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu,...

Anh 21.2 - 3

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan trao đổi tại Hội nghị 

Bên cạnh đó, thực hiện hiệu quả, thực chất các nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực và trong mỗi nội ngành gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội tại của kinh tế Thủ đô; đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực: thương mại, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, phát triển mô hình kinh tế mới,... Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Cần tạo ra những dự án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội

Trên cơ sở báo cáo tổng kết do Văn phòng UBND Thành phố trình bày, ý kiến trao đổi của các sở ngành đơn vị tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ, công chức, người lao động các sở ngành đã khắc phục khó khăn để triển khai, hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố cho rằng, các sở ngành đã chủ động trong công tác tham mưu xây dựng, đề xuất các cơ chế, chính sách làm kim chỉ nam cho dài hạn, định hướng cho nhiều ngành, lĩnh vực của Thành phố; đồng thời linh hoạt trong công tác tham mưu điều hành quản lý, đặc biệt trong tình huống bất khả kháng của dịch bệnh Covid -19 giai đoạn 2020-2022. Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính gắn với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Nhấn mạnh bên cạnh các kết quả đạt được, vẫn còn nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ trong các ngành, lĩnh vực chưa hoàn thành theo kế hoạch đề ra, Phó Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị các sở ngành trong toàn Khối cần chủ động theo dõi, bám sát các chủ trương, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực trong những giai đoạn tới theo chỉ đạo của Trung ương để tham mưu xây dựng định hướng phát triển ngành của Thành phố.

Anh 21.2 - 4

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị 

Trong từng ngành, lĩnh vực, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung hoàn thành 02 chỉ tiêu còn lại là tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt > 70% và thu nhập của nông dân khu vực nông thôn đạt trên 80 triệu đồng/người/năm. Đây được đánh giá là 02 chỉ tiêu khó khăn nhất, nhưng quan trọng hàng đầu trong số các chỉ tiêu về nâng cao đời sống, phát triển kinh tế người dân nông thôn.

Sở Công Thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất cùng các sở ngành, UBND các huyện, thị xã tập trung đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp mới tạo mặt bằng sạch kêu gọi Nhà đầu tư, dự án đầu tư sản xuất lớn, góp phần tạo việc làm cho người lao động và tăng trưởng kinh tế - xã hội; đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại, đặc biệt trung tâm outlet và chợ đầu mối…

Về lĩnh vực vận tải, Phó Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị Sở Giao thông vận tải cần nỗ lực, quyết liệt hơn nữa các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ, thu hút người dân tăng cường sử dụng phương tiện đi lại bằng các phương tiện công cộng như đường sắt, xe buýt… Tiếp tục chuyển đổi số đối với VTHKCC, trong đó ứng dụng thẻ vé điện tử là xu thế tất yếu, hướng tới quản lý văn minh, hiện đại và tiết kiệm chi phí.

Anh 21.2 - 2

Đại biểu tham dự Hội nghị 

Phó Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị Trung tâm Xúc tiến chủ động phối hợp các sở, ngành tiếp tục đổi mới toàn diện công tác xúc tiến, lồng ghép, nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến, đặc biệt các hoạt động có sự gắn kết cả 3 lĩnh vực đầu tư - thương mại - du lịch. Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục chủ động trong công tác thu hút, kêu gọi, tiếp xúc và đồng hành cùng Nhà đầu tư tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tìm hiểu và thực hiện thủ tục về quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng, phấn đấu Hà Nội luôn dẫn đầu cả nước về thu hút FDI.

Lãnh đạo UBND Thành phố cũng đề nghị các sở ngành, đơn vị còn lại trong Khối chủ động, sẵn sàng xây dựng các kế hoạch theo ngành, lĩnh vực phụ trách để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII, các chương trình công tác lớn của Thành ủy, Kế hoạch của UBND Thành phố nhiệm kỳ 2021-2025 và chương trình công tác năm 2024 của Thành phố.

Phạm Linh

Tin khác

Kinh tế 20 giờ trước
(SHTT) - Theo báo cáo của Cục Thuế Thanh Hóa, thu nội địa trên địa bàn tỉnh tháng 4 ước đạt 2.100 tỷ đồng, bằng 76% so với cùng kỳ. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, tổng thu nội địa của tỉnh này ước đạt 11.526 tỷ đồng, tăng 32,7% so với cùng kỳ.
Kinh tế 20 giờ trước
(SHTT) - Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh vừa có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.
Kinh tế 20 giờ trước
(SHTT) - Theo số liệu từ Tổng cục hải quan, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đã đạt kim ngạch hơn 15 tỷ USD tính tới ngày 15/4.
Kinh tế 20 giờ trước
(SHTT) - Đó là thông tin được đưa ra trong Báo cáo Đầu tư công nghệ và Đổi mới sáng tạo 2024 được công bố hôm 26/4 vừa qua.
Kinh tế 23 giờ trước
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, nhiều người chọn đi du lịch hoặc về quê thăm gia đình. Các thú cưng như chó, mèo thường không thể đi theo cùng chủ nên dịch vụ trông giữ chó mèo đã trở nên đắt khách trong dịp này.