SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 17/06/2025
  • Click để copy

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi số ở lĩnh vực tài chính ngân hàng

07:42, 28/07/2023
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được đánh giá mang lại nhiều cơ hội cho nền kinh tế, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và khách hàng bởi sự tiện ích, nhanh chóng. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong lĩnh vực này vẫn còn tồn động nhiều hạn chế.

Hiện nay, chuyển đổi số mang lại nhiều cơ hội cho ngành tài chính ngân hàng, xen lẫn đó vẫn còn nhiều thách thức mà các tổ chức tài chính ngân hàng đang phải đối mặt.

Tuy nhiên, đây là xu thế tất yếu trên toàn cầu mà các ngân hàng không thể không thực hiện. Đây là nội dung được các chuyên gia chia sẻ tại workshop chuyên đề: “Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân hàng: Cơ hội và thách thức” do Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Kinh tế Ứng dụng (Trường Đại học Tôn Đức Thắng), Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam và khoa Tài chính Ngân hàng (Trường Đại học Tôn Đức Thắng) đồng tổ chức.

a86d5b2b2202f15ca813

 Workshop chuyên đề: “Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân hàng: Cơ hội và thách thức” diễn ra tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Tại workshop, TS. Nghiêm Quý Hào - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Kinh tế Ứng dụng - cho rằng chuyển đổi số là một quá trình khách quan, dù muốn hay không thì quá trình này vẫn đã và đang diễn ra. Bàn về chủ đề chuyển đổi số, đã có nhiều hội thảo quốc tế, trong nước đã và đang tiếp tục được tổ chức. Song song đó, khi tiến trình chuyển đổi số tại Việt Nam được giới chuyên gia, cơ quan quản lý khẳng định tạo ra những kết quả có giá trị thiết thực cho nền kinh tế xã hội.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và xã hội 5.0 đã và đang bùng nổ với tốc độ chóng mặt. Từ những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa, Internet vạn vật (IoT), học máy (ML), dữ liệu lớn (Big Data)… chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi to lớn về cách thức vận hành và quản lý doanh nghiệp, quản lý tài chính, dịch vụ ngân hàng được cung cấp… Điều này đặt ra những thách thức mới cho ngành tài chính ngân hàng nhưng đồng thời cũng mở ra vô vàn cơ hội tận dụng sức mạnh công nghệ số để phát triển.

z4552587900481_db7ae94b00

TS. Trần Quý - Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế Số Việt Nam - cho biết Việt Nam hiện đang đứng ở top 10 quốc gia đi đầu trong chuyển đổi số ở lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Chia sẻ tại workshop, TS. Trần Quý - Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế Số Việt Nam (thuộc Hội Truyền thông Số Việt Nam) - cho biết kinh tế số đang trở thành một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển toàn cầu và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Đối với việc chuyển đổi số ở lĩnh vực tài chính ngân hàng, Việt Nam hiện đang đứng ở top 10 quốc gia đi đầu trong chuyển đổi số.

Hiện nay, chuyển đổi số sẽ mở ra nhiều cơ hội cho ngành tài chính ngân hàng như tăng cường tính trải nghiệm cho khách hàng. Chuyển đổi số cho phép các tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ tài chính một cách nhanh chóng, thuận tiện và cá nhân hoá hơn. Khách hàng có thể tiếp cận và quản lý tài khoản của mình thông qua các ứng dụng di động và nền tảng trực tuyến, không phải đến ngân hàng truyền thống.

Cơ hội thứ hai là tối ưu hoá quy trình nội bộ của tổ chức tài chính. Theo đó, chuyển đổi số giúp tổ chức tài chính tự động hoá các quy trình nội bộ, từ quản lý tài sản, giao dịch đến kiểm soát rủi ro. Công nghệ blockchain cho phép các giao dịch được thực hiện một cách nhanh chóng, an toàn và minh bạch. Công nghệ trí tuệ nhân tạo và tự động hoá giúp giảm thiểu công việc thủ công và tăng cường hiệu suất làm việc.

Bên cạnh đó, việc chuyển đổi số sẽ cung cấp một lượng lớn dữ liệu từ khách hàng và giao dịch tài chính. Các tổ chức tài chính ngân hàng có thể sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớn để khai thác thông tin quan trọng và hiểu rõ hơn về hành vi khách hàng, xu hướng thị trường và các cơ hội kinh doanh,...

Ngoài ra, chuyển đổi số tạo ra cơ hội cho sự đổi mới và cạnh tranh. Các tổ chức tài chính phải sẵn sàng thích nghi với các xu hướng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối (blockchain) và internet vạn vật (IoT). Sự đổi mới liên tục và sáng tạo giúp các tổ chức tài chính ngân hàng duy trì cạnh tranh, tạo giá trị bổ sung cho khách hàng.

Là công ty tài chính thực hiện chiến lược chuyển đổi số từ nhiều năm trước, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Ngân hàng Eximbank) đã bắt đầu chuyển đổi số và đánh giá cơ hội, cũng như thách thức mà ngân hàng có thể gặp trong quá trình thực hiện chuyển đổi số.

Về cơ hội, khi áp dụng chuyển đổi số sẽ góp phần tăng trưởng kinh doanh cốt lõi của ngân hàng, tăng trải nghiệm khách hàng, tiết kiệm chi phí và tăng cường hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thách thức đi kèm là chi phí đầu tư ban đầu, đào tạo và thay đổi văn hoá, rủi ro bảo mật và sự thay đổi của công nghệ.

“Ngân hàng Eximbank chúng tôi đã xác định được những cơ hội và thách thức khi thực hiện chuyển đổi số. Từ đó, năm 2016, Ngân hàng Eximbank bắt đầu xây dựng lộ trình để thực hiện chuyển đổi số, đến hiện tại bước đầu đã có những sản phẩm đầu ra trong việc chuyển đổi này. Kết quả sau khi thực hiện nhiều hạng mục lượng khách hàng mới của Eximbank tăng 44%/năm, lượng giao dịch trên ngân hàng số tăng trưởng khoảng 374%, doanh số giao dịch trên ngân hàng số đạt 16%/năm và số lượng giao dịch ngân hàng số tăng 57%.

Do đó Eximbank xác định chuyển đổi số là mục tiêu sống còn, mục tiêu chiến lược cũng như là công việc không thể không thực hiện”, bà Lê Thị Minh Ngọc - Phó Giám đốc Khối Khách hàng cá nhân, Giám đốc phát triển kinh doanh bán lẻ Ngân hàng Eximbank - chia sẻ.

z4552592879044_3b30e4f283

Ông Nguyễn Bá Diệp - Đồng sáng lập kiêm Phó Chủ tịch MoMo.

Trong khi đó, ông Nguyễn Bá Diệp - Đồng sáng lập kiêm Phó Chủ tịch MoMo, một “kỳ lân” trong lĩnh vực tài chính số - cho biết quá trình MoMo gia nhập thị trường tài chính số với nhiều khó khăn và cách MoMo vượt qua nhờ vào quá trình chuyển mình, cung cấp các dịch vụ tiến tiến, phù hợp với nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng.

Tại workshop, ông Vũ Hoàng Liên - Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam - cho rằng chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đang trở thành một xu hướng trong thời đại số hoá, tạo nên cơ hội cho lĩnh vực này. Đáng chú ý, cơ hội lớn nhất của tài chính ngân hàng có thể thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, lĩnh vực này cũng đang đối diện với một số vấn đề và thách thức trong quá trình triển khai.

z4552590302943_cdf7e66e45

Ông Vũ Hoàng Liên - Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam - cho rằng lĩnh vực tài chính ngân hàng vẫn còn gặp nhiều hạn chế trong quá trình chuyển đổi số.

Đáng quan tâm nhất là vấn đề bảo mật thông tin, việc lưu trữ và truyền tải dữ liệu khách hàng, thông tin tài khoản và các giao dịch tài chính đòi hỏi các biện pháp bảo mật cao để đảm bảo rằng thông tin này không bị xâm nhập hoặc đánh cắp bởi các kẻ xấu. Bởi hiện nay tình trạng tấn công mạng và lừa đảo ngày càng diễn biến phức tạp. Khi thông tin dữ liệu của khách hàng bị đánh cắp có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho khách hàng.

Ngoài ra, khó khăn trong chuyển đổi số có thể nói đến là khả năng thích ứng với các thay đổi công nghệ. Việc triển khai các hệ thống chuyển đổi số mới có thể gặp khó khăn khi phải thích ứng với các xu hướng và tiến bộ công nghệ mới. Điều này đòi hỏi ngân hàng cần có chiến lược và kế hoạch linh hoạt để cập nhật, nâng cấp hệ thống. Đồng thời, ngân hàng cần đào tạo nhân viên sử dụng công nghệ mới một cách hiệu quả; thay đổi văn hóa và thái độ đối với việc liên tục phát triển, cập nhật công nghệ mới.

Diệu Nguyên

Tin khác

Khoa học Công nghệ 41 phút trước
(SHTT) - Hy Lạp, Việt Nam đang đứng trước những tiềm năng hợp tác lớn trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo. Đây là thông điệp chính được đưa ra trong cuộc gặp giữa Đại sứ Việt Nam tại Hy Lạp và Thứ trưởng phụ trách Nghiên cứu và Đổi mới Sáng tạo của Bộ Phát triển Hy Lạp.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Các chuyên gia bảo mật vừa phát hiện lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng đầu tiên trong hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI), mang tên EchoLeak.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng vừa ký Quyết định số 1121/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về phát triển và chuyển đổi sang sử dụng nền tảng điện toán đám mây giai đoạn 2025 - 2030 (Chương trình).
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Vừa qua, Sam Altman hé lộ mức tiêu thụ điện của ChatGPT không cần lo ngại về mức độ ngốn điện của AI, vì mỗi lệnh ChatGPT chỉ tương đương một giây sử dụng lò nướng.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Trung Quốc vừa chính thức phê duyệt sản xuất hàng loạt thủy phi cơ lớn nhất thế giới AG600 - đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành hàng không dân dụng tự chủ, đủ sức cạnh tranh toàn cầu.
. ..