SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 15/09/2024
  • Click để copy

Cẩn trọng khi mua thực phẩm chức năng sử dụng hình ảnh, danh nghĩa bác sỹ để quảng cáo tràn lan

09:46, 03/02/2024
(SHTT) - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) mới đây đã phát đi thông tin cảnh báo về tình trạng sử dụng hình ảnh, danh nghĩa của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.

Theo thông tin cảnh báo từ Cục An toàn thực phẩm, hiện nay, trên một số trang mạng xã hội đang có tình trạng sử dụng hình ảnh, danh nghĩa của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo cho các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe gây hiểu lầm cho người sử dụng. Đặc biệt là tình trạng lạm dụng hình ảnh của các bác sỹ, dược sỹ có uy tín đã nghỉ hưu để tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm: Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm. Như vậy, việc làm trên là không phù hợp với quy định của pháp luật.

tpcn-16847490229831632921391

 

Để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, tránh sử dụng sản phẩm quảng cáo không đúng sự thật về công dụng sản phẩm, Cục An toàn thực phẩm cảnh báo:

1. Không có bất kì thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào được phép ghi công dụng “điều trị bệnh”. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời;

2. Đọc kỹ nhãn sản phẩm. Trên nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có dòng chữ: “thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; xem rõ về thành phần, tác dụng, đối tượng, liều dùng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe;

3. Chọn mua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và nhà sản xuất sản phẩm rõ ràng;

4. Khi mua, nhận sản phẩm phải có hóa đơn/đơn hàng của người bán để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hoá giữa hai bên;

5. Tra cứu thông tin liên quan đến đăng ký bản công bố và quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua địa chỉ https://nghidinh15.vfa.gov.vn/  và http://xacnhanquangcao.vfa.gov.vn/ trước khi quyết định chọn mua sản phẩm.

Tình trạng lừa đảo trực tuyến ngày càng gia tăng, với hình thức ngày càng mới mẻ và tinh vi. Việc lấy danh nghĩa bác sỹ, bệnh viện để quảng cáo trên mạng xã hội là để tạo niềm tin cho người bệnh. Nhưng thực chất lại không chỉ tư vấn sai về chuyên môn, bán thuốc trá hình, mà nhiều khi còn làm người bệnh còn bỏ lỡ thời điểm chữa bệnh tốt nhất khiến bệnh càng nặng thêm.

Do đó, khi có nhu cầu, người dân nên tìm hiểu kĩ thông tin, khám chữa bệnh và mua thuốc tại các cơ sở y tế uy tín, được nhà nước cấp phép, tránh tiền mất tật mang.

Khánh An

Tin khác

Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Lợi dụng nhu cầu tìm kiếm việc làm của sinh viên dịp đầu năm học, nhiều đối tượng lừa đảo đã liên tục đăng tải các nội dung mời chào 'việc nhẹ lương cao' trên các mạng xã hội để thực hiện các chiêu trò vi phạm pháp luật.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Theo Bộ Thông tin và truyền thông, trên mạng xã hội đã xuất hiện fanpage giả mạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Lâm Thao (Phú Thọ) để kêu gọi quyên góp, hỗ trợ gia đình nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Những ngày gần dây, lợi dụng các tình hình xã hội, nhiều đối tượng lừa đảo đã có các hành vi kêu gọi từ thiện nhằm chiếm đoạt tài sản của sinh viên.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Thời gian gần đây, lợi dụng thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, đã xuất hiện các cá nhân lừa đảo bằng cách kêu gọi quyên góp ủng hộ người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Phán quyết của Tòa án Tối cao EU đánh dấu kết thúc cuộc tranh chấp giữa Apple và Liên minh châu Âu (EU) xoay quanh các thỏa thuận ưu đãi mà Ireland dành cho Apple. Vụ kiện kéo dài suốt 10 năm của gã khổng lồ công nghệ này về các vấn đề thuế tại Ireland.