SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 02/05/2024
  • Click để copy

Vui buồn nghề báo ở Tây Nguyên

17:10, 21/06/2022
Là miền đất huyền thoại, lưu giữ những giá trị kinh tế, văn hóa, địa lý, lịch sử, Tây Nguyên có nhiều nét riêng mà không nơi nào có. Đây là cơ sở để người làm báo khám phá những đề tài mới lạ trên mọi mặt, mọi lĩnh vực, phục vụ cho độc giả. Tác nghiệp ở Tây Nguyên có lắm chuyện vui buồn…

Những kỉ niệm khó quên với đồng bào dân tộc

Theo Tổng cục Thống kê (2019), địa bàn Tây Nguyên có đủ 54 dân tộc cả nước. Đây được xem là vùng đất có đông thành phần dân tộc nhất nước ta và cũng là nơi duy nhất có đủ các nhóm ngôn ngữ - dân tộc của Việt Nam cùng sinh sống. Điều này tạo ra những thuận lợi cũng như thách thức đối với những người làm nghề báo.

Vì là khu vực có đường biên giới quốc tế với 2 nước Lào và Campuchia, nên cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa thường sống gần biên giới. Đặc biệt, người dân Tây Nguyên luôn tỏ ra hiếu khách, phóng khoáng và thích giúp đỡ mọi người. Thế nên, khi phóng viên vượt đường xá xa xôi vào buôn làng lấy thông tin viết bài, thường được người dân đón tiếp nồng hậu, nhiệt tình.

anh 1

Phóng viên Đỗ Thanh Hải trong những lần tác nghiệp ở buôn làng.

Nhà báo Trịnh Vĩnh Phú (công tác tại Đài PTTH tỉnh Đắk Lắk) kể về chuyến công tác đáng nhớ nhất của mình: “Một lần đi công tác ở buôn làng vùng sâu vùng xa, đêm ngủ lại nhà sàn của bà con, chúng tôi có một chiếc chiếu trải xuống sàn và 4 phóng viên đắp chung 1 cái chăn. Càng về khuya càng lạnh, 4 anh em ôm nhau chặt cứng mà vẫn thấy lạnh, nhất là dưới lưng. Loay hoay mãi gần sáng mới chợp mặt được một lúc.

Sáng ra chủ nhà hỏi “có ngủ được không?”. Tất cả điều trả lời ôm nhau đắp chăn mà vẫn lạnh quá. Chủ nhà mới nói nằm nhà sàn không đắp chăn mà phải mặc đồ dài, rồi trải chăn xuống chiếu mà ngủ. Vì gió lùa lên nhà qua các kẽ sàn, nên có đắp mấy cái chăn vẫn lạnh. Chúng tôi không có kinh nghiệm nên chịu lạnh cả đêm”.

Gắn bó với vùng đất Tây Nguyên nhiều năm, chị Nguyễn Thị Hương (Trưởng đại diện Tạp chí Việt Nam Hội Nhập) không biết nhớ nổi có bao nhiêu kỷ niệm trong các chuyến tác nghiệp của mình, để rồi từ đó cho ra đời những tác phẩm, câu chuyện về người dân ở mảnh đất cao nguyên.

Thế nhưng, điều tâm niệm nhất của chị là giúp đỡ các gia đình người đồng bào nghèo, tìm cách kết nối các mạnh thường quân giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Chị từng tìm cách giúp đỡ đưa em H’ Xuân Siu không may tử nạn ở nước ngoài được về với quê hương, về với đất mẹ.

anh 2

 Phóng viên phải đi bộ cả chục km, vượt đường đèo hiểm trở để đến hiện trường lấy thông tin và hình ảnh. 

Ngoài nhà báo Nguyễn Thị Hương, còn nhiều nữa những tấm lòng nhân ái của các phóng viên thường trú ở Tây Nguyên ngày đêm cống hiến cho nghề, giúp đồng bào dân tộc với tấm lòng nhân hậu.

Vượt qua khó khăn, phản ánh sự thật

Được xem là “mái nhà của miền Trung” với bạt ngàn rừng phòng hộ, thế nhưng những năm gần đây, rừng ở Tây Nguyên bị chặt phá bừa bãi, nạn khai thác lâm sản chưa được ngăn chặn kịp thời. Vấn đề này thu hút ngòi bút của nhiều nhà báo, họ lên tiếng phản ánh thực trạng về rừng, tìm giải pháp bảo vệ rừng hay kêu gọi sự đồng lòng của người dân trong việc bảo vệ lá phổi xanh của đất nước.

Mới đây nhất là vụ việc hàng trăm hecta rừng ở Ea Súp (Đắk Lắk) bị băm nát. Sự lên tiếng đồng loạt của các cơ quan báo chí đã tạo nên những làn sóng mạnh mẽ trong việc kêu gọi bảo vệ rừng, cũng như xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm.

Không chỉ vậy, khi đột nhập, cải trang vào hang ổ của bọn “buôn người”, buôn ma túy trái phép, vũ trường, hang ổ chưa chấp đánh bài, hay vào nơi hoạt động của lâm tặc, không ít lần phóng viên đã bị đe dọa, uy hiếp.

anh 3

Hành trình giúp đỡ bà con nghèo vùng sâu vùng xa ở Tây Nguyên của những nhà hảo tâm luôn có sự hiện diện giúp đỡ của các phóng viên báo chí.

Anh Nguyễn Quốc Bảo (công tác Đài PTTH tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ về kỷ niệm đáng nhớ nhất của những ngày mới vào công tác ở Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk. Anh được lãnh đạo cơ quan cho phép thực hiện đề tài điều tra về tình trạng phá rừng ở một đơn vị quản lý, bảo vệ rừng khá uy tín.

Khi ấy, tình trạng phá rừng trên địa bàn tỉnh khá nóng bỏng, nhưng đơn vị này lại được nhận thưởng về công tác bảo vệ và phát triển rừng. Vì thế anh và các đồng nghiệp đã quyết tâm tìm ra sự thật. Nhìn bên ngoài, khu rừng có vẻ yên ả, nhưng bên trong thì lâm tặc đang ngày đêm hoành hành. Thậm chí chúng còn lập xưởng cưa ngay trong rừng để xẻ gỗ mang ra khỏi rừng.

Bằng sự quyết tâm, đam mê với nghề, anh Bảo đã vượt qua những khó khăn, nguy hiểm để thu thập được những chứng cứ, hình ảnh có liên quan đến sự việc. Từ đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cử đoàn kiểm tra và kỷ luật một số cán bộ liên quan. Tác phẩm của anh đã đạt Giải C Giải Báo chí Quốc gia năm 2006.

Hay như phóng viên Đỗ Thanh Hải kể trong một lần tác nghiệp phục kích quay phim đã bị đối tượng lâm tặc phát hiện truy sát, nếu không được đồng nghiệp, người dân giải cứu kịp thời thì khó bảo toàn tính mạng.

“Mỗi người làm báo phải xác định mình sống chung với điều kiện khó khăn, đồng thời phải tìm cách khắc phục, tìm ra lợi thế trong cái khó khăn. Nghề báo cũng là nghề rất đặc thù, kiến thức và phương pháp làm việc luôn đổi mới, đặc biệt trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, nếu mình không cập nhật kiến thức, trang bị kỹ năng mới thì sẽ bị bỏ lại phía sau”, anh Bảo nhấn mạnh sau khi chia sẻ câu chuyện làm báo của mình.

Phúc Vinh

Tin khác

Tin tức 1 giờ trước
AI Day 2024 sẽ diễn ra tại The Adora Center (TP.HCM) với chủ đề “Ứng dụng AI - Chìa khóa kinh doanh bứt phá”. Đây là sự kiện giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận kiến thức, công cụ và ứng dụng AI để tối ưu chi phí vận hành, nâng cao hiệu suất và tạo lợi thế cạnh tranh.
Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024 được tổ chức tại Quảng Ninh, dự kiến từ ngày 4 đến 9/11/2024.
Tin tức 2 giờ trước
(SHTT) - Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), trong quý I/2024, lĩnh vực quản lý nhà nước và báo chí truyền thông đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, được dư luận xã hội quan tâm, ghi nhận.
Tin tức 2 giờ trước
(SHTT) - Gần đây, một giáo viên trung học ở Mỹ đã bị bắt vì sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giả mạo giọng nói của hiệu trưởng, tạo ra nội dung phát ngôn xúc phạm học sinh và đồng nghiệp. Những phát ngôn này sau đó được lan truyền rộng rãi và gây ra phản ứng tiêu cực trong cộng đồng.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Dự án “Những bức chân dung từ lụa vụn” ra đời nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng để cải thiện điều kiện lao động cho những “nghệ nhân” đặc biệt – những người đứng sau các tác phẩm tranh lụa đầy ấn tượng của Vụn Art.