SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Tự ý dùng thuốc điều trị COVID-19 sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng

10:45, 11/01/2022
(SHTT) - Hiện tại, trước nhu cầu mua tích trữ và sử dụng thuốc điều trị COVID-19 của người dân, nhiều chuyên gia đã đưa ra cảnh báo về những rủi ro nguy hiểm khi tự ý mua và sử dụng thuốc COVID-19.

Trước thực trạng số ca F0 đang tăng nhanh tại Hà Nội và nguy cơ lây lan tiềm ẩn của việc tự ý mua và sử dụng thuốc để điều trị COVID-19, nhiều chuyên gia đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp về vấn đề này.

Hiện nay, chỉ cần lướt ít phút trên các trang mạng có thể bắt gặp hàng trăm bài quảng cáo về các loại thuốc điều trị COVID-19 "xách tay" với rất nhiều lời mời chào hấp dẫn, và hướng dẫn cách sử dụng…

Tại các bài viết này, thuốc điều trị COVID-19 được tư vấn là sản phẩm của Nga, có tác dụng ức chế virus, tăng cường đề kháng, giảm tối đa lây nhiễm COVID-19. Thuốc có nhiều dạng, dùng cho các lứa tuổi và giá thì "trên trời": Liệu trình 40 viên 10 triệu, hộp 100 viên 13 triệu, 17 viên giá gần 3 triệu…Thuốc molnupiravir 400mg được chào bán với giá 1,2 triệu đồng/vỉ 10 viên; molcovir có giá gần 5 triệu đồng cho 1 hộp 100 viên nang; thuốc arbidol 200mg của Nga được rao bán giá 290-350 ngàn đồng/hộp 10 viên; thuốc areplivir có giá từ 2,1-2,5 triệu đồng/hộp; thuốc favipiravir và remdesivir cũng được chào bán với giá từ 3-5 triệu đồng...

photo-1641808118570-1641808118744119377945

 Các thuốc trị COVID-19 bán trên thị trường đều là vi phạm luật. Ảnh: Sức khỏe đời sống

Thế nhưng, nhiều người vẫn tìm mua các loại thuốc này với tâm lý "phòng bệnh".

Chia sẻ về sự nguy hiểm khi người dân tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị COVID-19 bán tràn lan trên mạng, PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương (Trường Đại học dược Hà Nội), cho biết, thuốc kháng virus là một loại thuốc được sử dụng đặc biệt để điều trị bệnh do virus gây ra. Có nhiều loại virus gây bệnh khác nhau và mỗi loại thuốc kháng virus chỉ có tác dụng trên loại virus đặc trưng, nói cách khác - không thể đem thuốc điều trị virus này để dùng cho bệnh do virus khác gây ra. Các thuốc tác dụng trên vi khuẩn như các kháng sinh cũng hoàn toàn không có tác dụng trên virus.

Bà cũng cho hay, cho hay, thuốc trị COVID-19, đặc biệt là thuốc kháng virus đều là những thuốc mới được nghiên cứu. Vì vậy, các đặc tính của thuốc cũng như các tác dụng và độc tính vẫn cần tiếp tục theo dõi, nghiên cứu trong thời gian tới.

Về thuốc kháng virus molnupiravir, đây là thuốc có cơ chế gây đột biến, làm gián đoạn sao chép RNA dẫn đến ức chế sự nhân lên của virus. Thuốc này không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai vì nguy cơ gây dị tật bẩm sinh. Vì không biết liệu molnupiravir có thể ảnh hưởng đến tinh trùng hay không, FDA khuyến cáo nam giới nên sử dụng các biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục ít nhất ba tháng sau liều cuối cùng. Thuốc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn khớp, do đó khuyến cáo không được sử dụng trên trẻ em dưới 18 tuổi. Các tác dụng phụ thường gặp của molnupiravir là tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt…

IMG_3826-1630991208557

 

Tại Việt Nam, molnupiravir được sử dụng trong khuôn khổ chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát chặt chẽ. Do thuốc chỉ có ưu điểm trên một nhóm đối tượng bệnh nhân nhất định và cần kiểm soát chặt chẽ các nguy cơ của thuốc, và phải tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của nhân viên y tế, không được tự ý sử dụng.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tại Việt Nam, favipiravir được dùng cho bệnh nhân COVID-19 nhẹ. Chống chỉ định với phụ nữ có thai hoặc đang có kế hoạch có thai, phụ nữ đang cho con bú, người dưới 18 tuổi, người suy gan, suy thận nặng. Bệnh nhân dùng thuốc chú ý ít nhất hai ngày đầu do có thể gây rối loạn tâm thần. Người tiền sử gout càng cần chú ý theo dõi sức khỏe khi dùng thuốc vì có thể tăng acid uric và làm nặng thêm bệnh.

PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh, mỗi thuốc kháng virus chỉ có chỉ định trên một số đối tượng bệnh nhân COVID-19 nhất định. Do vậy việc dùng các thuốc kháng virus này cần đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, cá thuốc trị COVID-19 này cũng có khá nhiều chống chỉ định, đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ; đồng thời trong quá trình sử dụng cũng cần giám sát cẩn thận các tác dụng phụ để tránh xảy ra các rủi ro đáng tiếc.

Người dân tuyệt đối không tự ý tìm mua và dùng thuốc trị COVID-19 theo mách bảo. Điều này có thể dẫn đến việc lạm dụng, không mang lại lợi ích gì hơn so với không dùng thuốc, mà lại tiềm tàng nhiều nguy cơ tác dụng bất lợi với sức khỏe người dùng, thậm chí có thể làm trầm trọng tình trạng COVID-19 ở người bệnh.

Để tránh mắc COVID-19, cách tốt nhất vẫn là tiêm phòng vaccine đầy đủ và tuân thủ 5K của Bộ Y tế…

Trước đó, các chuyên gia y tế tại Việt Nam cũng cảnh báo về sự nguy hiểm khi sử dụng túi thuốc F0 sai cách.

Cụ thể, hiện nay tại Hà Nội nhiều trường hợp mắc COVID-19 đang điều trị tại nhà được phát 'Túi thuốc F0', tuy nhiên, nếu người bệnh không sử dụng theo đúng hướng dẫn sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc và gây hậu quả nghiêm trọng.

Được biết, Sở Y tế Hà Nội đã chuẩn bị 18.875 túi thuốc C và đã cấp phát 12.000 'Túi thuốc F0" về cho các đơn vị để chuyển đến cho các F0 đang điều trị tại nhà. Túi thuốc này bao gồm 3 gói A, B, C và được hướng dẫn sử dụng tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh nhân.

Theo đó, gói thuốc A là những thuốc thông dụng bao gồm thuốc hạ sốt và vitamin nâng cao thể trạng. Sở Y tế Hà Nội được các doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ và cấp phát cho các trung tâm y tế quận/huyện/thị xã 11.700 túi thuốc A.

Gói B bao gồm các loại thuốc kháng viêm và thuốc chống đông. Đây là những loại thuốc đặc trị, phải có ý kiến chỉ định của bác sĩ. Các đơn vị tự chủ động cấp phát gói thuốc này cho bệnh nhân.

Gói thuốc C có thuốc kháng virus Molnupiravir. Quy trình cấp phát thuốc Molnupiravir gồm 4 bước. Sở Y tế lưu ý, trong trường hợp bệnh nhân không dùng hết thuốc hoặc ngừng thuốc vì bất cứ lý do gì thì trả lại thuốc kèm theo "Phiếu xác nhận trả thuốc", ghi rõ số lượng thuốc còn lại và ký tên vào phiếu.

tui-thuoc-f0-1549

 

Theo Giám đốc Trung tâm Y tế quận Đống Đa (TP. Hà Nội) Nguyễn Đức Tuấn, thuốc kháng virus (gói thuốc C) được quản lý chặt chẽ và số lượng có hạn nên ban đầu ưu tiên sử dụng cho những trường hợp bệnh nhân cao tuổi, bệnh nền để phù hợp với số lượng cũng như đảm bảo việc quản lý thuốc.

Những nhóm đối tượng như người trẻ, có sức khỏe tốt, không có triệu chứng khi mắc COVID-19, hoặc đã tiêm chủng hai liều vaccine phòng COVID-19… không thuộc đối tượng được cấp phát gói thuốc C mà chỉ được cấp phát các thực phẩm chức năng hỗ trợ, nâng cao thể trạng.

Ông Tuấn cảnh báo, việc  người bệnh tự ý sử dụng thuốc không đúng chỉ định hoặc sử dụng thuốc không đúng sẽ dẫn đến kháng thuốc. Điều này rất nguy hiểm đối với cộng đồng.

Cùng nói về vấn đề này, chia sẻ với Báo Nhà báo và Công luận, ông Trần Đắc Phu - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam cảnh báo, nếu người dân tự ý mua, sử dụng thuốc thì phải mua theo thuốc của Bộ Y tế cấp phép. Điều trị theo bệnh, giai đoạn nào, điều trị khi nào mới dùng đến thuốc thì phải theo hướng dẫn của bác sĩ. Người Việt Nam có thói quen nhiều khi cứ mua, cứ dùng không tham khảo ý kiến bác sĩ. Nước ngoài, kháng sinh phải bán theo đơn. Còn việc một số ca bệnh F0 dùng thuốc từ dương tính thành âm tính vẫn chưa chắc đã do thuốc…

Thái An

Tin khác

Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây đã công bố thủ tục Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, trong đó có các hướng dẫn chi tiết về trình tự và các thức thực hiện cho học sinh.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch bảo đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè năm 2024 với yêu cầu không được xảy ra mất nước kéo dài.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - UNESCO hiểu rõ tầm quan trọng của Hoàng Thành Thăng Long đối với Hà Nội, cam kết ủng hộ công trình này tại các diễn đàn do UNESCO tổ chức.
Tin tức 5 giờ trước
(SHTT) - Để bảo đảm ANTT cho mùa du lịch biển Sầm Sơn 2024 nói chung, khai mạc Lễ hội du lịch và khánh thành Quảng trường biển - trục cảnh quan lễ hội thành phố Sầm Sơn nói riêng, từ đầu tháng 4/2024 Công an tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng và triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch bảo đảm ANTT.
Tin tức 21 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học "Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)".