SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 07/05/2024
  • Click để copy

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ ra 6 khó khăn cần được tháo gỡ trong quá trình xử lý nợ xấu

11:00, 23/05/2017
(SHTT) - Theo ông Hưng nếu những khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý nợ xấu không được xử lý sẽ không thể huy động được các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia quá trĩnh xử lý nợ xấu.
Le Minh Hung

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ ra 6 khó khăn cần được tháo gỡ trong quá trình xử lý nợ xấu  

 Chiều 22/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng đã báo cáo trước Quốc hội về kế hoạch xử lý nợ xấu.

Theo Tờ trình dự thảo Nghị quyết, trong 4 năm (từ 2012-2016), toàn hệ thống TCTD đã xử lý được 611,59 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Kết quả xử lý nợ xấu đã góp phần giúp các TCTD mở rộng tín dụng cho nền kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên, ngành chiến lược theo định hướng tái cấu trúc nền kinh tế, góp phần tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tính đến cuối năm 2016, Công ty Quản lý tài sản của các TCTD (VAMC) đã cùng với các TCTD xử lý được 50.139 tỷ đồng nợ xấu trong tổng số 245.924 tỷ đồng nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt. 

Tuy nhiên, quá trình xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ. Quá trình xét xử, thi hành án với nhiều thủ tục phức tạp, kéo dài làm cho việc xử lý nợ xấu thông qua tòa án, thi hành án rất chậm, không hiệu quả. Việc xử lý nợ xấu thông qua xử lý tài sản bảo đảm, bán khoản nợ theo cơ chế thị trường, thu nợ khách hàng vay còn nhiều hạn chế, dẫn đến khó xử lý nợ xấu một cách triệt để. Cơ chế, chính sách về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm còn bất cập, gây nhiều khó khăn trong việc xử lý nợ xấu của TCTD, VAMC; thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia xử lý tài sản bảo đảm và mua bán nợ xấu; thị trường mua bán nợ chậm phát triển làm cho việc xử lý nợ xấu kéo dài hơn, gia tăng chi phí do nợ xấu gây ra cho TCTD, khách hàng vay và nền kinh tế. Nợ xấu, nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu có nguy cơ tăng trở lại. Tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý chiếm 5,8% trên tổng dư nợ cho vay, đầu tư đối với nền kinh tế; nếu tính cả nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu thì tỷ lệ này sẽ là 10,08% trên tổng dư nợ cho vay, đầu tư đối với nền kinh tế.

Dự thảo Nghị quyết có 3 nội dung chính đáng chú ý: Thứ nhất, tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo giá trị thị trường theo quy định của pháp luật, kể cả bán với giá thấp hơn giá trị ghi sổ của khoản nợ. Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được bán nợ xấu cho các pháp nhân, cá nhân bao gồm cả các pháp nhân, cá nhân không có chức năng kinh doanh mua, bán nợ…; Thứ hai, Dự thảo Nghị quyết khẳng định và đảm bảo cho quyền thu giữ tài sản đảm bảo của các TCTD; Thứ ba, dự thảo cũng đề cập đến cơ chế hỗ trợ phân bổ lãi dự thu, chêch lệch khi bán khoản nợ xấu của TCTD.

Ông Lê Minh Hưng cũng cho biết nguyên nhân chính của những khó khăn này do cơ chế, chính sách, pháp luật về nợ xấu hiện nay chưa hoàn thiện và chưa bảo vệ quyền chủ nợ hợp pháp của các TCTD.

Theo đó, trong việc xử lý đất đai là tài sản đảm bảo của các khoản nợ, pháp luật hiện hành chỉ cho phép mua, bán nợ, tài sản bảo đảm theo giá trị thị trường, nhưng chưa có quy định cụ thể về bán nợ thấp hơn giá trị ghi sổ...

"Tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu đã bán cho VAMC, chưa xử lý chiếm 5,8%/tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế. Nếu tính cả nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu, tỷ lệ này sẽ là 10,08%/tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế,” Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết.

Theo ông Hưng nếu những khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý nợ xấu không được xử lý sẽ không thể huy động được các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia quá trĩnh xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, sẽ kéo dài thời gian xử lý nợ xấu, đồng nghĩa với việc kéo dài khoản nợ xấu tạo ra nguy cơ rủi ro lan truyền trong hệ thống ngân hàng.

PV

 

Tin khác

Kinh tế 3 giờ trước
Thời tiết nắng nóng kéo dài, việc thu mua trái cây cũng trở nên khó khăn khi lượng hàng hóa khan hiếm.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Tại buổi họp báo thông tin về hoạt động quý II/2024 của ngành công thương TP.HCM, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc Công ty Vina T&T: thời tiết nắng nóng kéo dài khiến cho giá trái cây tươi trong nước bất ngờ tăng vọt.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Báo cáo tài chính quý I/2024 của các hãng hàng không nội địa ghi nhận mức doanh thu tăng trưởng ấn tượng so với con số thua lỗ của cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Triển lãm Quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 30/5 đến 2/6 tại TPHCM, quy tụ gần 200 gian hàng là các thương hiệu, sản phẩm.
Kinh tế 4 ngày trước
(SHTT) - Việt Nam đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu “hạt tiêu” trong hơn 20 năm qua. Mặc dù giá tiêu liên tục tăng, tuy nhiên giá mặt hàng này của nước ta lại xếp chót bảng so với các nước xuất khẩu trên thế giới.