SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Tencent giành chiến thắng trước NetEase trong vụ kiện vi phạm bản quyền

07:24, 15/11/2019
(SHTT) – Một tòa án tại Thâm Quyến, Trung Quốc mới đây tuyên bố NetEase Cloud Music đã vi phạm bản quyền với hành vi tiếp tục sử dụng những bài hát của ca sĩ Châu Kiệt Luân khi đã kết thúc hợp đồng với Tencent Music Entertainment.

Cụ thể, với việc sử dụng gần 180 ca khúc của ca sĩ Châu Kiệt Luân mà không có sự cấp phép của Tencent, NetEase đã phải bồi thường cho Tencent khoản tiền trị giá 850.000 nhân dân tệ (hơn 120.000 USD).

vi pham ban quyen

Tencent giành chiến thắng trước NetEase trong vụ kiện vi phạm bản quyền 

Trở lại năm 2015, NetEase đã chi ra 8,7 triệu nhân dân tệ (1,2 triệu USD) để được cấp phép sử dụng hơn 800 bài hát của Châu Kiệt Luân trong vòng 1 năm. Vào năm 2017, công ty này tiếp tục thực hiện thỏa thuận tương tự với mức giá 18 triệu nhân dân tệ (2,5 triệu USD).

Tuy nhiên, khi thỏa thuận này hết hiệu lực, phía NetEase vẫn tiếp tục sử dụng các bài hát này. Tencent khẳng định đó là hành vi vi phạm bản quyền và đã đệ đơn kiện lên tòa án.

Theo Tencent, thỏa thuận cấp phép rõ ràng đã hết hiệu lực do Tencent đang thực hiện chính sách mới, theo đó chỉ cho phép người dùng truy cập vào những danh mục cao cấp thông qua việc đăng ký mua hoặc trả phí, từ đó hy vọng người dùng sẽ nâng cấp tài khoản của họ.

Được biết, ca sĩ Châu Kiệt Luân đóng vai trò lớn trong chiến lược này khi có thông tin về việc vào thời điểm ca sĩ nổi tiếng này phát hành ca khúc “Won’t Cry”, các máy chủ của QQ Music đã bị sập vì rất nhiều người dùng cố gắng nâng cấp tài khoản của họ để nghe bài hát mới.

Tencent giành được chiến thắng này trong thời điểm họ đang bị Cơ quan quản lý thị trường nhà nước Trung Quốc điều tra về các cáo buộc chống độc quyền liên quan đến các thỏa thuận của họ với Warner Music, Universal Music Group và Sony Music Entertainment.

Theo các thỏa thuận, những công ty kể trên đã bán quyền độc quyền một phần lớn các danh mục âm nhạc của họ cho Tencent. Sau khi bị nhiều công ty nhỏ hơn các buộc sử dụng độc quyền của mình một cách không công bằng, Tencent đã ngay lập tức ra thông báo bày tỏ hy vọng được hợp tác cấp phép lại các bài hát này cho những công ty trong nước.

Bên cạnh đó, Tencent cũng cung cấp thêm thông tin về việc mua 10% -20% cổ phần của Universal Music Group từ Vivendi. Giao dịch này có khả năng hoàn thành trong trong vài tuần tới.

Tencent là công ty Trung Quốc chuyên cung cấp các dịch vụ truyền thông, giải trí, Internet, dịch vụ giá trị gia tăng điện thoại di động và quảng cáo trực tuyến. Công ty được thành lập năm 1998 này là chủ sở hữu của mạng xã hội WeChat với hơn 1 tỷ người sử dụng. Tencent hiện tại là tập đoàn đứng thứ 5 toàn cầu, xếp sau Apple, Alphabet, Microsoft và Amazon.

Thúy Hằng

Tin khác

Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Cấp quyền hình ảnh nhân vật (Character Licensing) là chiến lược kinh doanh được nhiều tập đoàn sáng tạo trên thế giới áp dụng thành công và đem về những nguồn lợi nhuận khổng lồ. Vậy Character Licensing là gì và cơ hội nào cho các doanh nghiệp Việt Nam?
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Ngày 20/4/2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2024. Hội nghị thu hút sự tham gia của sinh viên từ nhiều trường đại học khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.