SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 03/05/2024
  • Click để copy

Tại sao doanh nghiệp nên quan tâm bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc?

16:53, 26/10/2023
Theo các chuyên gia, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam nên cần quan tâm đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Để doanh nghiệp hiểu về thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam cũng là nơi nhiều nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý nổi tiếng của nước ngoài bị mất, Cục Sở hữu trí tuệ vừa tổ chức khóa tập huấn về Bảo hộ nhãn hiệu Sở hữu trí tuệ (SHTT) ở nước ngoài và thị trường trọng điểm Trung Quốc tại TP Đà Nẵng.

Sự kiện được Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp cùng Chương trình Thương hiệu quốc gia và Cộng đồng kết nối kinh doanh BNC tổ chức với sự bảo trợ truyền thông của Tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo. Khóa tập huấn thu hút sự tham gia của 70 học viên đến từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn

Nói về một trong những câu chuyện rất thực tế trong thực thi quyền nhãn hiệu ở Trung Quốc doanh nghiệp Việt cần xem là những bài học đắt giá, luật sư Lê Quang Vinh (Bross & Partners) đưa ra vụ việc tiêu biểu như hủy hiệu lực nhãn hiệu giả mạo G7 coffee.

“CNIPA mắc sai lầm cấp nhãn hiệu giả mạo bất luận nó tương tự với nhãn hiệu có trước đang có hiệu lực”, ông Vinh nói.

DSC00436

 Luật sư Lê Quang Vinh trình bày về chủ đề đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu tại Trung Quốc, thực thi/bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài.

Bross & Partners phối hợp luật sư Trung Quốc hủy hiệu lực tại TRAB trên cơ sở nhãn hiệu giả mạo tương tự với nhãn hiệu có trước dùng cho sản phẩm trùng vi phạm nguyên tắc nộp đơn đầu tiên/nguyên tắc quyền ưu tiên. Chủ nhân nhãn hiệu giả mạo bác đơn hủy gửi kèm chứng cứ đã bán cà phê hòa tan G7 coffee rộng rãi ở Trung Quốc nên được coi là nhãn hiệu có ảnh hưởng nhất định.

“Chúng tôi vừa cung cấp bằng chứng chứng minh G7 coffee có danh tiếng ở cả Việt Nam và Trung Quốc cùng lập luận yêu cầu TRAB bác bằng chứng của chủ nhân nhãn hiệu giả mạo cung cấp do vi phạm tiêu chuẩn về chứng cứ chỉ là bản sao, không có xác thực. TRAB đồng ý và ra quyết định hủy hiệu lực nhãn hiệu giả mạo G7 coffee”, luật sư Lê Quang Vinh chia sẻ thêm.

Qua đó, theo luật sư Lê Quang Vinh, đây là bài học để các chủ sở hữu cần tra cứu/theo dõi thường xuyên dữ liệu nhãn hiệu CNIPA để phát hiện các nhãn hiệu tương tự được công bố nhằm kịp thời phản đối/hủy bỏ do CNIPA có thể mắc sai lầm cấp nhãn hiệu (tương tự/giả mạo) xâm phạm nhãn hiệu chính chủ.

Cùng với đó, luật sư Vinh cũng khuyến cáo việc quản lý tài sản trí tuệ đối với nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý nước ngoài mất ở Trung Quốc rất dễ vì hai nguyên nhân: CNIPA chỉ cấp bảo hộ nhãn hiệu theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và tên địa lý, tên địa danh của nước ngoài cấu thành nên chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể không mặc nhiên được coi là biết đến bởi công chúng Trung Quốc.

411805c86f21b87fe130

Một số ví dụ về nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý của Việt Nam bị mất ở Trung Quốc. (Nguồn: LS Lê Quang Vinh)

Cũng như Tòa án Trung Quốc là đối trọng so với CNIPA nên dù thua kiện ở CNIPA thì vẫn có cơ hội đảo ngược quyết định ở tòa án.

Hiện Trung Quốc là quán quân thế giới nhiều năm về lượng đơn đăng ký bảo hộ. Năm 2020, Trung Quốc có 9,3 triệu đơn nhãn hiệu so với 17 triệu đơn của thế giới; sáng chế với 1,5 triệu đơn chiếm đến 45,7 % tổng lượng đơn sáng chế toàn cầu.

Nhưng cũng tại Trung Quốc đã diễn ra nhiều vụ tranh tụng SHTT vào hàng nhất thế giới với 2,06 triệu vụ án SHTT chỉ trong hơn 8 năm (từ năm 2013 – 2021) được xét xử bởi hệ thống tòa án SHTT. Tính trung bình, số vụ tranh tụng nhiều gấp 2 lần tổng án sở hữu trí tuệ của cả Mỹ và EU cộng lại. Pháp luật SHTT của Trung Quốc đã phải liên tục cập nhật, sửa đổi cùng vai trò hướng dẫn xét xử tích cực của Tòa án tối cao.

Trung Quốc là nơi nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý nổi tiếng ở nước ngoài bị mất nhiều nhất thế giới. "Herme's, Romane’e’-Conti, IPHONE, Phú Quốc (nước mắm) đều từng mất ở Trung Quốc”, luật sư Vinh nhấn mạnh.

DSC00413

70 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Đà Nẵng và Quảng Nam tham dự tập huấn. 

Luật Sư Lê Quang Vinh cho hay qua nghiên cứu ông nhận thấy Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt nam (chỉ sau Mỹ). Việt Nam có nhu cầu lớn tại thị trường này về bảo hệ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.

Cụ thể, năm 2019, Việt Nam có 488 đơn đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc trong đó có 313 nhãn hiệu được cấp. Năm 2020, Việt Nam có 345 đơn đăng ký nhãn hiệu trong đó có 254 nhãn hiệu được cấp bảo hộ và cùng trong năm này Việt Nam có 11 đơn sáng chế, 3 đơn giải pháp hữu ích và 5 đơn kiểu dáng công nghiệp nộp tại CNIPA.

Hướng dẫn cho doanh nghiệp bảo vệ tài sản trí tuệ khi ra nước ngoài

Tại khóa tập huấn, bà Trần Thị Ngọc Tuyên – chuyên viên Văn phòng đại diện Cục SHTT khu vực miền Trung – Tây Nguyên (Văn phòng 3) - nhiệt tình hướng dẫn, giới thiệu quy trình bảo hộ Nhãn hiệu tại nước ngoài và hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu.

DSC00396

 Học viên tham gia thảo luận tại khóa tập huấn.

Hệ thống Madrid do WIPO quản lý là một giải pháp thuận tiện và tiết kiệm chi phí để đăng ký và quản lý nhãn hiệu trên toàn thế giới. Bằng cách nộp một đơn đăng ký duy nhất bằng một ngôn ngữ và trả một lần chi phí, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể đăng ký bảo hộ ở nhiều thị trường. Hệ thống đồng thời cho phép sửa đổi, gia hạn hoặc mở rộng phạm vi lãnh thổ bảo hộ thông qua một hệ thống tập trung.

DSC00384

 Chuyên viên Văn Phòng 3 - Bà Trần Thị Ngọc Tuyên. 

Theo đó, doanh nghiệp muốn bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài có thể lựa chọn từ ba chiến lược nộp đơn tùy ngân sách và mục tiêu theo: Lộ trình quốc gia, lộ trình khu vực hoặc lộ trình quốc tế.

Trong phần trình bày về chủ đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Trung Quốc, thực thi/bảo vệ quyền đối với Nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài, học viên đã được nghe nhiều thông tin về một trong năm hệ thống SHTT lớn nhất thế giới là Trung Quốc với phần trình bày của luật sư Lê Quang Vinh.

Qua đó, luật Sư Vinh đã giới thiệu 5 loại nhãn hiệu được bảo hộ: nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu âm thanh. Cùng các điều kiện bảo hộ với nhãn hiệu, cách thức nộp đơn và tư cách nộp đơn, những tài liệu đi kèm khi đăng ký nhãn hiệu cùng những lưu ý trong việc lập hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc.

Khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt, luật sư Vinh đưa ra những lời khuyên: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ngay lập tức tại CNIPA, đăng ký dưới dạng bản dịch, phiên âm tiếng Trung ngay lập tức để giữ quền độc quyền sử dụng nhãn hiệu tiếng Trung của mình; Ưu tiên nộp đơn nhãn hiệu quốc gia với CNIPA hơn là nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế qua hệ thống Madrid chỉ định Trung Quốc.

d726c80167c8b096e9d9

 Khóa tập huấn được đánh giá rất bổ ích cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc đăng ký thêm các nhóm/phân nhóm phụ để bảo vệ lĩnh vực kinh doanh không nên đăng ký chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, hoặc nhãn hiệu chứng nhận bằng con đường quốc tế. Nếu bị từ chối bảo hộ nhãn hiệu vì lý do xung đột với quyền nhãn hiệu có trước hãy sử dụng thủ tục hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu có trước do không sử dụng trong 3 năm liên tục.

Tùy mức độ quan trọng và bản chất của vụ việc, kiên trì theo đuổi chiến lược tranh tụng tại Tòa án Sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc.

bae207935f7a8824d16b

Theo bà Nguyễn Thị Thúy, Phụ Trách Văn Phòng 3: “SHTT tồn tại ở mọi nơi xung quanh chúng ta. Mọi sản phẩm, dịch vụ mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống hằng ngày đều là kết quả của chuỗi các hoạt động sáng tạo, dù lớn hay nhỏ”. 

Bà Thúy bày tỏ hi vọng qua khóa tập huấn học viên sẽ nắm bắt được một cách đầy đủ, chính xác vai trò, tầm quan trọng của SHTT và từ đó có định hướng, chiến lược xây dựng, khai thác tốt nhất thương hiệu nói riêng và quyền SHTT nói chung ở trong và ngoài nước.

“Miền Trung vẫn đang là vùng trũng về SHTT. Trong thời gian tới, chúng tôi hi vọng rất nhiều lớp tập huấn như thế này. Đó cũng là sứ mệnh của Tạp chí Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo và Cục Sở Hữu Trí tuệ để đồng hành cùng doanh nghiệp”, ông Lê Duy Lương – Phó Trưởng VPĐD Tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo khu vực miền Trung - phát biểu.

183b5dd2421b9545cc0a

Ông Lê Duy Lương - Phó Trưởng VPĐD Tạp chí Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo khu vực miền Trung. 

Bà Phan Thị Thanh Thảo - CEO Công ty Cổ phần đầu tư sản xuất Bảo Trân - tham dự khóa tập huấn cho biết, Bảo Trân đang muốn mở rộng thị trường tiêu phụ tại nước ngoài nên cảm thấy khóa tập huấn được tổ chức rất đúng lúc và cần thiết.

Bảo Hòa

Tin khác

Tin tức 9 giờ trước
AI Day 2024 sẽ diễn ra tại The Adora Center (TP.HCM) với chủ đề “Ứng dụng AI - Chìa khóa kinh doanh bứt phá”. Đây là sự kiện giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận kiến thức, công cụ và ứng dụng AI để tối ưu chi phí vận hành, nâng cao hiệu suất và tạo lợi thế cạnh tranh.
Tin tức 10 giờ trước
(SHTT) - Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024 được tổ chức tại Quảng Ninh, dự kiến từ ngày 4 đến 9/11/2024.
Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), trong quý I/2024, lĩnh vực quản lý nhà nước và báo chí truyền thông đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, được dư luận xã hội quan tâm, ghi nhận.
Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Gần đây, một giáo viên trung học ở Mỹ đã bị bắt vì sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giả mạo giọng nói của hiệu trưởng, tạo ra nội dung phát ngôn xúc phạm học sinh và đồng nghiệp. Những phát ngôn này sau đó được lan truyền rộng rãi và gây ra phản ứng tiêu cực trong cộng đồng.
Tin tức 12 giờ trước
(SHTT) - Dự án “Những bức chân dung từ lụa vụn” ra đời nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng để cải thiện điều kiện lao động cho những “nghệ nhân” đặc biệt – những người đứng sau các tác phẩm tranh lụa đầy ấn tượng của Vụn Art.