SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 27/04/2025
  • Click để copy

Phát hiện hóa thạch khủng long ăn thịt lớn nhất từng được ghi nhận trên thế giới

15:01, 13/05/2022
(SHTT) - Một nhóm các nhà cổ sinh vật học Argentina đã phát hiện ra hóa thạch của loài khủng long lớn nhất thế giới thuộc chi megaraptor có tên là Maip macrothorax, với chiều dài từ 9 đến 10 mét.

Một nhóm nhà cổ sinh vật học thuộc Hội đồng Nghiên cứu khoa học và kỹ thuật quốc gia Argentina đã tìm thấy hóa thạch của một loài khủng long ăn thịt mới, được cho là lớn nhất từng được ghi nhận trên thế giới khi đang khai quật ở khu vực Patagonia, Nam Mỹ.

ht1

Xương hoá thạch của Maip macrothorax, loài khủng long ăn thịt sống ở vùng Patagonia của Argentina, được trưng bày trong Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bernardino Rivadavia 

Nhà khảo cổ phụ trách nhóm khai quật Mauro Aranciaga, ông Mauro Aranciaga Rolando cho biết hóa thạch mà nhóm tìm được thuộc về một loài khủng long mới có tên là Maip macrothorax, dài từ 9 đến 10 mét và nặng khoảng 5 tấn. Cái tên này bắt nguồn từ tên gọi của ác nhân Maip trong thần thoại của người thổ dân Nam Mỹ Tehuelche.

Trong buổi trưng bày những hóa hạch mà nhóm tìm được tại Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bernardino Rivadavia ở thủ đô Buenos Aires (Argentina), ông Rolando cho biết: "Con vật này có kích thước rất lớn và chúng tôi đã thu thập được rất nhiều mẫu hóa thạch".

ht2

Nhóm các nhà cổ sinh vật học chụp hình bên cạnh những mẫu hóa thạch của loài khủng long Maip macrothorax tại Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bernardino Rivadavia ở Buenos Aires 

Các chuyên gia đã xác định được Maip Macrothorax sống ở khu vực Patagonia cực nam Argentina ngày nay vào cuối kỷ Phấn trắng, cụ thể vào khoảng 70 triệu năm trước. Đây là thời kỳ cuối cùng loài khủng long tồn tại trên Trái Đất.

Ông Rolando chia sẻ thêm loài khủng long mới được phát hiện có bộ xương linh hoạt, chiếc đuôi dài cho phép chúng di chuyển và giữ thăng bằng, cổ và hộp sọ thuôn dài với hơn 60 chiếc răng nhỏ. Xương của Maip macrothorax không rắn mà có nhiều lỗ bên trong.

Vũ khí nguy hiểm nhất của chúng là các chi có vuốt nhọn, dài tới 35-40cm.

Bên cạnh đó, cột sống của Maip macrothorax được cấu tạo từ các đốt sống khổng lồ kết nối với nhau bằng một hệ thống gồm các cơ, gân và dây chằng phức tạp, cho phép loài khủng long ăn thịt này đứng thẳng bằng hai chân sau khi di chuyển.

ht3

Xương hóa thạch của Maip macrothorax, loài khủng long ăn thịt sống ở vùng Patagonia của Argentina, được trưng bày trong Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bernardino Rivadavia 

Theo Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia Argentina, những mẫu hóa thạch đầu tiên được tìm thấy vào tháng 3-2019 ở tỉnh Santa Cruz, miền Nam Argentina. Cùng với các nhà cổ sinh vật học Argentina, 2 nhà khoa học Nhật Bản cũng tham gia vào chuyến khai quật này.

Tuy nhiên, do đại dịch bùng phát nên sau đó các nhà cổ sinh vật học phải phân chia các hoá thạch và tiến hành quá trình nghiên cứu tại nhà.

Ngọc Đỗ

Tin khác

Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Vượt ngưỡng flagship nội địa trở thành biểu tượng xa xỉ, mới ra mắt đã tạo địa chấn, Huawei Pura X thiết kế có 1-0-2.
Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Bộ đôi MINI Cooper S 3 cửa và 5 cửa vừa chính thức ra mắt tại Việt Nam, mang đến làn gió mới cho phân khúc hatchback hạng sang cỡ nhỏ.
Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị giao ban quản lý nhà nước tháng 4/2025, tập trung thảo luận về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong xử lý, điều hành công việc và vai trò then chốt của đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong bối cảnh chuyển đổi số (CĐS) quốc gia.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong khuôn khổ sự kiện hưởng ứng ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 (IP Day 2025) do Sở KH&CN Hà Nội phối hợp cùng Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức, nhiều sản phẩm khoa học và công nghệ do các nhà khoa học nữ Việt Nam phát triển đã được mang tới triển lãm, giới thiệu công chúng.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - OpenAI vừa tiếp tục cuộc đua AI khốc liệt bằng việc chính thức tung ra hai mô hình lý luận (reasoning models) thế hệ mới mang tên o3 và o4-mini.
. ..