SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 19/03/2024
  • Click để copy

Những sáng chế thay đổi thế giới trong 7 thập kỉ qua

07:11, 13/06/2020
(SHTT) - Từ sau cuộc cách mạng khoa học công nghệ, thế giới ngày càng đang thay đổi nhanh chóng nhờ vào những phát kiến của con người. Nhiều phát minh đã trở thành những bước ngoặt lớn trong lịch sử, tạo nên tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ cho loài người trong tương lai.

Những sáng chế ấy là niềm tự hào của nhân loại mà sau này dù có những sản phẩm công nghệ hiện đại, chúng ta cũng không thể quên được dấu ấn lịch sử làm thay đổi cả thế giới ấy.

7 thập kỉ qua là chặng đường lịch sử gian nan để con người chinh phục khoa công nghệ, tạo ra những phát minh vĩ đại làm thay đổi cả thế giới.

1954: Lò vi sóng của Percy Spencer

Nam 1954, nhà khoa học Percy Spencer lần đầu tiên chứng kiến cảnh một viên kẹo tan chảy trong máy phát điện từ. Ông vô cùng thích thú và tiếp tục làm thí nghiệm tương tự với những hạt ngô và thu được sản phẩm bỏng ngô đầu tiên trong lịch sử.

Sau 10 năm nghiên cứu, ông đã tạo ra lò vi sóng – sáng chế làm thay đổi phương thức nấu ăn của hàng triệu gia đình trên thế giới.

1955: Vắc-xin bại liệt của Jonas Salk

Vắc-xin bại liệt được sử dụng trên khắp thế giới để chống bệnh bại liệt chia làm hai loại. Loại đầu tiên do Jonas Salk phát triển và được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 1952.

Ngày 12/4/1955, vắc-xin này chính thức được sử dụng trên toàn thế giới. Trước đó mỗi năm thế giới có 28.985 trường hợp mắc bệnh và ngày nay con số giảm xuống còn 22 vào năm 2017.

d5

Vắc-xin bại liệt của Jonas Salk gây chấn động thế giới 

1958: Máy bay phản lực

Máy bay Boeing 707-120 là máy bay phản lực thương mại thành công đầu tiên trên thế giới, mở ra kỷ nguyên của du lịch đường hàng không.

Chiếc máy bay bốn động cơ này lần đầu tiên cất cánh đã thành công chở theo 181 hành khách du lịch trên biển. Sau đó, chuyến bay phản lực thương mại đầu tiên cũng được cất cánh di chuyển từ New York và hạ cánh tại Paris.

1957: Vệ tinh thông tin của Liên Xô

Vệ tinh thông tin (tiếng Anh: communications satellite, viết tắt là SATCOM) là vệ tinh nhân tạo đặt trong không gian dùng cho viễn thông. Vệ tinh nhân tạo đầu tiên là Sputnik 1 của Liên Xô, được dẫn lên vào ngày 4/10/1957, và được trang bị cùng với máy phát radio làm việc trên hai tần số 20,005 và 40,002 MHz.

Sự ra đời của nó mở ra kỉ nguyên rực rỡ của công nghệ thông tin phát triển trên toàn thế giới như ngày nay.

d4

Vệ tinh thông tin của Liên Xô mở ra kỉ nguyên mới của công nghệ thông tin 

1966: Cây lúa năng suất cao

Cây lúa Indica ra đời với năng suất cực cao đã cứu đói cả nhân loại trong thời gian khủng khoảng vô cùng khó khăn. Loại lúa này được các nhà nghiên cứu cây trồng Philippine tạo ra và nhân giống phát triển ở các vùng nhiệt đới châu Á và Nam Mỹ. Nó giúp tăng sản lượng lúa gạo trên thế giới lên 20% vào năm 1970 và là khởi điểm của cuộc cách mạng xanh sau đó.

1974: Mã vạch

Một gói kẹo cao su Juicy Fruit gồm 10 gói của Wrigley là sản phẩm đầu tiên được tích hợp việc sử dụng công nghệ mã vạch và được quét tại một cửa hàng tạp hóa ở Ohio.

Nhiều năm sau đó, mã vạch trở thành công cụ không thể thiếu trong ngành công nghiệp để lưu trữ thông tin sản phẩm tại các cửa hàng, công xưởng,… Ngày nay mã vạch được phát triển dưới nhiều hình thức công nghệ và sử dụng trong tất cả các lĩnh vực trên thế giới.

d3

Mã vạch là công cụ được sử dụng trong mọi lĩnh vực trong đời sống 

1970: Máy tính cá nhân

Ngành công nghiệp máy tính cá nhân thực sự bắt đầu vào năm 1977, với sự ra đời của ba máy tính cá nhân được sản xuất hàng loạt: Apple Computer, Inc. (nay là Apple Inc.) với Apple II, Tandy Radio Shack với TRS-80 và Commodore Business Machines với Personal Electronic Transactor (PET).

Tại thời điểm đó, các máy tính cá nhân được tích hợp bộ vi xử lý 8 bit và sở hữu dung lượng bộ nhớ khá hạn hẹp. Nhưng vì máy tính cá nhân rẻ hơn nhiều so với máy tính lớn thường được sử dụng tại các doanh nghiệp lớn, ngành công nghiệp và tổ chức chính phủ, nên chúng có thể được mua bởi các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các trường tiểu học và trung học.

d2

Một trong những chiếc PC đầu tiên 

1978: GPS

Hệ thống Định vị Toàn cầu (tiếng Anh: Global Positioning System - GPS) là hệ thống xác định vị trí dựa trên vị trí của các vệ tinh nhân tạo, do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý.

Quân đội Hoa Kỳ triển khai 11 vệ tinh thử nghiệm vào không gian để kiểm tra hệ thống NAVSTAR mà sau đó được gọi đơn giản là “Hệ thống GPS”.

Các vệ tinh mang theo đồng hồ nguyên tử, để đo chính xác thời gian truyền tín hiệu. Một số vệ tinh này (bắt đầu từ năm 1980) mang theo các cảm biến được thiết kế để phát hiện sự phóng hoặc nổ của các thiết bị hạt nhân.

1981: Kính hiển vi quét đầu dò

Kính hiển vi quét đầu dò là tên gọi chung của nhóm kính hiển vi mà việc tạo ảnh bề mặt của mẫu vật được thực hiện bằng cách quét một mũi dò nhỏ trên bề mặt của mẫu vật.

Nhóm kính hiển vi này ra đời vào năm 1981 với phát minh của Gerd Binnig và Heinrich Rohrer (IBM Zürich) đã giành giải Nobel Vật lý năm 1986.

Khác với các loại kính hiển vi khác như quang học, hay hiển vi điện tử, kính hiển vi quét đầu dò không sử dụng nguồn bức xạ để tạo ảnh, mà tạo ảnh thông qua tương tác giữa đầu dò và bề mặt của mẫu vật.

1983: Microsoft Word

Word 1.0 là phần mềm soạn thảo đầu tiên cho phép người dùng làm việc ở chế độ màn hình đồ họa, thể hiện được chữ in đậm hoặc in nghiêng. Word 1.0 cũng là phần mềm soạn thảo đầu tiên cho phép chọn lệnh bằng chuột (loại thiết bị còn được xem là "xa xỉ" vào lúc đó).

d1

Microsoft Word phiên bản 1.0 

 Những chức năng của Word 1.0 tuy không gây ấn tượng với người dùng nhưng là dấu hiệu của một chiến lược dài hạn, là sự khởi đầu của cuộc chạy đua giành ngôi vô địch, không chỉ cho bản thân Word mà cho cả hệ điều hành Windows của Microsoft.

Hân Lê

Tin khác

Tài sản trí tuệ 8 giờ trước
(SHTT) - Theo thông tin mới được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố, Huawei tiếp tục là công ty có nhiều bằng sáng chế quốc tế nhất trong năm 2023. Theo sát sau đó là Samsung và Qualcomm.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Viatris, tập đoàn dược phẩm và chăm sóc sức khỏe toàn cầu của Mỹ, mới đây đã thành công chứng minh phiên bản thuốc hạ huyết áp của họ không vi phạm bằng sáng chế của Johnson & Johnson.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Microsoft đã đồng ý giải quyết vụ kiện vi phạm bằng sáng chế với Viện Công nghệ California (Caltech) liên quan đến công nghệ Wi-fi. Cả hai bên đi đến thỏa thuận sau khi Caltech giành chiến thắng trong một vụ kiện triệu đô đối với Apple và Broadcom vào năm 2020.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) đã công bố số liệu thống kê đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế theo Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (PCT) năm 2023. Theo đó, Trung Quốc là quốc gia có số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế nhiều nhất thế giới.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Apple thông báo sẽ vô hiệu hóa tính năng giám sát lượng oxy trong máu trên hai mẫu Apple Watch phổ biến nhất, nhằm tuân thủ quyết định của tòa án yêu cầu phục hồi lệnh cấm bán hàng sau một tranh chấp về bằng sáng chế.