SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Nhật Bản phát minh ra hình thức dập lửa kiểu mới bằng cách hút lửa vào trong bình chữa cháy

16:40, 26/04/2019
(SHTT) - Thay vì phun chất dập lửa như thông thường, các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra giải pháp mới giúp cứu hỏa kịp thời bằng cách hút lửa vào trong môi trường chân không. Phương pháp này được tạo ra chủ yếu để dập tắt các đám lửa trong vũ trụ.

Theo Newatlas, khoa kỹ thuật cơ khí tại Đại học công nghệ Toyohashi, Nhật Bản đã phát triển thành công một phương pháp chữa cháy kiểu mới với đối tượng hướng tới chủ yếu là các vụ hỏa hoạn bất ngờ trên tàu vũ trụ.

Loại bình này sử dụng phương pháp chữa cháy chân không (Vacuum Extinguish Method - VEM), cho phép hút lửa và nguồn cháy vào trong một bình chân không, qua đó giúp dập lửa an toàn hơn.

video-chuyen-gi-se-xay-ra-neu-ban-dot-lua-ngoai-vu-tru

 Dập lửa ngoài vũ trụ là một công việc đầy rủi ro.

Lửa là một trong những mối nguy hiểm khủng khiếp nhất đối với những con tàu vũ trụ có người lái hoặc hệ thống trạm vũ trụ ISS, tàu ngầm,…Sự nguy hiểm không chỉ đến từ sức nóng, khói mà còn bởi các chất dập lửa truyền thống hiện nay sẽ gây hại lớn đến cấu trúc của tàu.

Ít người biết rằng, đội cứu hỏa trên tàu ngầm và Trạm ISS cần phải đeo mặt nạ oxy trước khi xử lý đám cháy, bởi ngay cả những loại khí vô hại để xử lý đám cháy như CO2 vẫn có thể khiến phi hành đoàn bị chết ngạt. Dùng nước để dập đám cháy ở ngoài không gian cũng là một hành động vô cùng liều lĩnh.

Đó là lý do các nhà khoa học phải tìm ra một phương pháp chữa cháy mới hiệu quả hơn để giải quyết vấn đề này. Được biết, đại học công nghệ Toyohashi đã hợp tác cùng hai trường khác là Hokkaido và Shinshu nghiên cứu tạo ra VEM.

phuong-phap-chua-chay-moi-1

Quy trình hoạt động của phương pháp VEM 

Phương pháp này gần như đảo ngược hoàn toàn cách thức hoạt động của bình chữa cháy. Thay vì phun chất chữa cháy ra ngoài, bình sẽ hút lửa và vật chất gây cháy vào bên trong buồng chân không.

Ưu điểm của phương pháp này là hạn chế tối đa việc thải ra các loại khí nguy hiểm, cách ly ngọn lửa khỏi oxy nhanh chóng, qua đó đẩy nhanh thời gian dập lửa và hạn chế việc sử dụng mặt nạ dưỡng khí không cần thiết.

Theo trưởng nhóm nghiên cứu Yuji Nakamura, VEM là một sáng chế vô cùng hữu ích và hứa hẹn sẽ sớm được ứng dụng để chữa cháy trong nhiều điều kiện khắc nghiệt và nguy hiểm. Nghiên cứu trên đã được công bố trên tạp chí Fire Technology mới đây.

Hà An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 giờ trước
(SHTT) - Ngày 25/4, tại Hà Nội, "Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo" đã chính thức diễn ra. Chương trình với 20 gian hàng đến từ các đơn vị, doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ trở thành nơi hỗ trợ kết nối, xúc tiến giao dịch công nghệ.
Khoa học Công nghệ 3 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ Giao thông vận tải Hàn Quốc đã có thông báo về việc các nhà sản xuất Hyundai, Kia và hai nhà sản xuất ô tô khác sẽ triệu hồi hơn 200.000 xe ô tô do phát hiện linh kiện bị lỗi được sử dụng lắp đặt.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).