SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Bảo hộ nhãn hiệu cho nông sản Việt: Còn nhiều trăn trở

16:39, 25/04/2019
(SHTT) - Việc bảo hộ nhãn hiệu cho nông sản Việt luôn là vấn đề được quan tâm tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập.

Việt Nam là một nước nông nghiệp với nhiều nông sản có giá trị xuất khẩu, cả nước hiện có khoảng 800 sản phẩm nông - lâm - thủy sản có uy tín, phân bố ở 720 địa phương, nhưng đến nay mới chỉ có số lượng ít sản phẩm được đăng ký, được bảo hộ.

Trong số đó, có rất ít nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài như: Nước mắm Phú Quốc, cà phê Trung Nguyên… Trên thực tế, nếu việc đăng ký sáng chế, xây dựng thương hiệu và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được quan tâm đầu tư thì chắc chắn sức cạnh tranh của nông sản Việt cũng tăng lên. 

Tại hội thảo “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam”, đại diện lãnh đạo Hội Nông dân Việt Nam cho biết, thời gian qua, Hội Nông dân các cấp đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu nông sản, góp phần thúc đẩy việc liên kết, tiêu thụ nông sản thuận lợi hơn. Sau khi được đăng ký sở hữu trí tuệ, hầu hết các sản phẩm đều bán được với giá cao hơn từ 1,5 đến 2 lần, tiêu thụ ổn định.

nong san viet

 Bảo hộ nhãn hiệu cho nông sản Việt: Còn nhiều trăn trở

Nhưng tại sao nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp chưa mặn mà?

Ông Phan Ngân Sơn, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ từng cho biết trong quá trình xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể vẫn gặp nhiều khó khăn, từ hoạt động xây dựng hồ sơ đăng ký đến xây dựng thể chế, huy động nguồn lực, sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong quản lý, quảng bá và nâng cao hiệu quả của các chỉ dẫn địa lý đã được nhà nước bảo hộ. Những khó khăn đó thể hiện trên hai khía cạnh bao gồm:

Thứ nhất là về hoạt động xây dựng hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý. Trách nhiệm xây dựng hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý được giao về cho các cơ quan quản lý nhà nước, thiếu sự chủ động và tham gia của các tổ chức tập thể, doanh nghiệp và người dân; tiếp cận trong xây dựng hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý của một số địa phương còn nhiều bất cập như: lựa chọn dấu hiệu, loại sản phẩm, khoanh vùng khu vực địa lý… dẫn đến nhiều khó khăn cho hoạt động quản lý và sử dụng, hạn chế sự phát triển của chỉ dẫn địa lý sau khi được nhà nước bảo hộ.

nong san viet 1

 

Hai là, trong hoạt động quản lý chỉ dẫn địa lý, nhiều khó khăn, bất cập đã xuất hiện trong thời gian gia như mô hình quản lý đa dạng và chưa thống nhất, đặc biệt là vai trò của nhà nước – tổ chức tập thể còn chưa rõ ràng, tạo gánh nặng lên quản lý nhà nước đồng thời lại không phát huy hết vai trò và năng lực của tổ chức tập thể, doanh nghiệp và người dân.

Đồng thời, công tác xây dựng các văn bản pháp lý còn lúng túng, cả về tên gọi, số lượng và nội dung của văn bản… Nhiều quy định chưa thực sự phù hợp với quy định pháp lý và điều kiện thực tế của địa phương; các giải pháp về quảng bá, giới thiệu về chỉ dẫn địa lý trên thị trường chưa mang lại hiệu quả, chỉ dẫn địa lý ở nhiều nơi chưa phát huy được giá trị và lợi ích đối với cộng đồng…

Vì vậy để nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng chỉ dẫn địa lý, nhiều chuyên gia cho rằng, cần xây dựng hệ thống pháp lý ở cấp độ quốc gia và cần có hướng dẫn chung trong quản lý chỉ dẫn địa lý; hình thành các quy định về kiểm soát chỉ dẫn địa lý.

Bên cạnh đó cần hỗ trợ, thúc đẩy chỉ dẫn địa lý trên thị trường thông qua việc xây dựng các dấu hiệu nhận diện chung đối với chỉ dẫn địa lý (logo quốc gia); giới thiệu nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về chỉ dẫn địa lý; thúc đẩy hình thành các kênh phân phối đối với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; thúc đẩy kiểm soát thị trường, xử lí vi phạm.

Ngoài ra, cần xây dựng mô hình tổ chức quản lý phù hợp với đặc trưng về điều kiện sản phẩm; về quy mô và phạm vi sản xuất, chế biến, đối tượng tham gia và hoạt động sản xuất, chế biến, định hình rõ ràng, chất lượng, nguồn gốc, dấu hiệu nhận diện quy trình; linh hoạt trong việc sử dụng các tổ chức tập thể (hiệp hội/hợp tác xã); Xây dựng hệ thống kiểm soát chỉ dẫn địa lý hợp lý, hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý gắn với chuỗi giá trị....

Thái Hòa

Tin khác

Tài sản trí tuệ 17 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, thông qua công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trên địa bàn, lực lượng chức năng tỉnh Nam Định đã phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Luật Nhãn hiệu mới của Trung Quốc cho thấy cam kết của quốc gia này trong việc chống lại việc đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Quyết định xử phạt hành chính về hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, với số tiền 102,5 triệu đồng và buộc tiêu hủy đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, đồng thời đình chỉ toàn bộ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm 02 tháng.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã quyết định bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài” (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh).
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Chả cá Thanh Khê lâu nay luôn được biết đến như một món ngon không thể bỏ qua đối với du khách khi tới thăm Đà Nẵng. Nhằm phát huy những giá trị thương mại của món ăn đặc sản này, hiện chính quyền địa phương đang nỗ lực xây dựng thương hiệu cho làng nghề và sản phẩm chả cá Thanh Khê.