SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Nga cấp bằng sáng chế cho mô hình lưới dọn rác vũ trụ mới

17:35, 12/06/2020
(SHTT) - Cơ quan Vũ trụ Liên Bang Nga (ROSCOSMOS) mới đây đã cấp bằng sáng chế cho mô hình lưới làm sạch quỹ đạo khỏi rác thải vũ trụ. Loại lưới này có thể “bắt” được các mảnh vỡ không gian tương đối lớn, như các mảnh vụn của tàu vũ trụ hay vệ tinh ngừng hoạt động.

Rác vũ trụ có thể là những vệ tinh đã ngừng hoạt động hay các mảnh vụn của các tên lửa. Khi một vệ tinh bay chậm lại, nó sẽ giảm dần độ cao, gặp nhiều ma sát hơn với bầu khí quyển cho tới khi bốc cháy. Tuy nhiên, nhiều vệ tinh hay vật thể tiếp tục ở lại quỹ đạo và trở thành rác vũ trụ.

ra thai vu tru

 

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ NASA ước tính, trong 50 năm qua, trung bình mỗi ngày lại có thêm một mảnh vỡ từ vũ trụ rơi vào Trái Đất. Tính đến nay quỹ đạo Trái Đất đang có khoảng 370.000 mảnh rác không gian với tốc độ di chuyển lên đến 35.405 km/giờ. Nếu tình trạng này cứ kéo dài, khoảng không trên vũ trụ sẽ trở nên quá tải và con người sẽ phải đối mặt với những thay đổi về lối sống khó có thể tưởng tượng được.

ra thai vu tru 1

 Hiện có khoảng hàng nghìn tấn rác thải vũ trụ đang bao quanh Trái Đất

Trên thực tế, các nhà khoa học vũ trụ đã bắt đầu “nền văn minh” thải rác trong bầu khí quyển Trái đất cách đây 54 năm trước. Hưởng ứng chiến dịch này, Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã phóng thành công tàu vũ trụ Kounotori 6 lên trạm ISS để tiến hành thí nghiệm “kéo” rác vũ trụ ra khỏi quỹ đạo của Trái Đất. Để làm được điều này, Kounotori đã tung ra 1 tấm lưới đặc biệt được dệt nên từ các đoạn cáp có nam châm để hút các mảnh rác. Thí nghiệm này sau đó đã gặp thất bại bởi lỗi kỹ thuật.

Vào năm 2018, một vệ tinh của Anh có tên RemoveDEBRIS đã trở thành thí nghiệm đầu tiên có thể dọn sạch một số rác vũ trụ trên quỹ đạo bằng cách sử dụng công nghệ lưới đặc biệt và lao nhọn có móc với tuổi thọ lên đến 2 thiên nhiên kỷ để bắt rác. Vệ tinh RemoveDEBRIS được chế tạo bởi một tập đoàn gồm các công ty không gian và các tổ chức nghiên cứu, dẫn đầu là Trung tâm Vũ trụ Surrey, một Trung tâm xuất sắc hàng đầu thế giới về kỹ thuật vũ trụ, để tiến hành 4 thí nghiệm liên quan đến việc “dọn dep vũ trụ”.

Và gần đây, Tập đoàn ROSCOSMOS của Nga đã được cấp bằng sáng chế cho mô hình lưới loại bỏ những mảnh vỡ cũng như dọn sạch các vệ tinh không còn hoạt động trên vũ trụ.

Theo bằng sáng chế, thiết bị được chế tạo dưới dạng hình nón và cố định bởi đế dọc theo chu vi của khung. Lưới được cố định với tàu vũ trụ bằng hệ thống cáp để bắt các mảnh rác vũ trụ từ mọi phía. rác sau khi lọt lưới sẽ bị khung nén và giữ lại chuyển sang quỹ đạo chôn cất, hoặc di dời tới các lớp dày đặc của khí quyển để tiêu hủy nhằm giải phóng không gian gần Trái Đất. Hoạt động thu gom và xử lý rác thải vũ trụ của loại lưới này sẽ được hoạt động tự chủ mà không có sự can thiệp của đội ngũ điều khiển dưới mặt đất.

f3e364e604b2d1d3e54c003c74a70707

 

Nga dự kiến sẽ phóng vệ tinh chuyên dụng đầu tiên để kiểm soát các mảnh vỡ trong không gian gần Trái Đất vào năm 2027 với một nhóm các thiết bị giám sát không gian đặc biệt gần Trái Đất, nhằm phát hiện và quan sát các vật thể không gian.

Phạm Loan

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong những năm gần đây, Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể về số lượng đơn đăng ký sáng chế của chủ thể trong nước. Theo các chuyên gia, để thúc đẩy động lực sáng chế và đổi mới sáng tạo, chúng ta sẽ cần sự đổi mới trong cách tiếp về sở hữu trí tuệ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - LG Energy Solution (LGES), nhà sản xuất pin EV lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau CATL của Trung Quốc, mới đây đã có động thái nhằm cảnh báo hoặc thậm chí kiện những trường hợp nghi ngờ vi phạm bằng sáng chế của mình.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, tại Diễn đàn Khoa học và kinh tế toàn cầu 2024, tổ chức tại Dubai, Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam đã nhận giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và danh hiệu Viện sĩ Danh dự.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ đã chính thức cấp cho Apple tổng cộng 46 bằng sáng chế. Nổi bật nhất trong số đó là sản phẩm kính thông minh.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.