SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 04/05/2024
  • Click để copy

Mỹ ngăn nhà sản xuất túi xách Coach và Michael Kors sáp nhập, nguyên nhân do đâu?

14:41, 23/04/2024
(SHTT) - FTC mới đây đã đệ đơn kiện ngăn chặn việc sáp nhập giữa hai nhà sản xuất túi xách nổi tiếng Coach và Michael Kors. Sự kiện gây nên chấn động lớn đối với ngành công nghiệp thời trang và hiện đang thu hút sự chú ý của nhà đầu tư trên khắp thế giới.

Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) đã kiện để ngăn Tapestry (công ty mẹ của hãng túi Coach) thực hiện thỏa thuận 8,5 tỷ đô la để mua Capri (chủ sở hữu của Michael Kors).

Lý do chính cho vụ kiện này là thỏa thuận sẽ loại bỏ "cạnh tranh trực tiếp" giữa các thương hiệu hàng đầu của hai nhà sản xuất túi xách sang trọng này.

FTC còn cho biết việc hợp nhất này sẽ tạo ra một công ty có khoảng 33.000 nhân viên trên toàn thế giới. Điều này có thể dẫn đến việc giảm lương và các phúc lợi cho tất cả bọn họ.

“Việc sáp nhập có nguy cơ đe dọa đến lợi ích của hàng triệu người tiêu dùng Mỹ trong cuộc cạnh tranh trực tiếp giữa Tapestry và Capri, bao gồm cạnh tranh về giá cả, giảm giá và khuyến mãi, đổi mới, thiết kế, tiếp thị và quảng cáo", theo FTC

Một số luật sư chống độc quyền cho biết rằng: “Những lời kiện cáo của FTC đối với thỏa thuận sáp nhập trong ngành thời trang cao cấp có thể tạo tiền lệ cho việc quy định giao dịch xa xỉ”.

a1

 

CEO của Tapestry, bà Joanne Crevoiserat cho biết: “Chúng tôi tự hào về mức lương và các phúc lợi đã cung cấp cho nhân viên. Sự cạnh tranh trong việc thu hút tài năng không chỉ dừng lại ở ngành công nghiệp thời trang.

Chúng tôi thấy FTC đang hiểu lầm về thị trường và cách người tiêu dùng mua sắm hiện nay. Điều này đang ảnh hưởng trực tiếp đối với nhân viên và công nhân trong ngành công nghiệp của chúng tôi".

Bà cho biết thêm: “Chúng tôi đã tìm kiếm nhân tài và để mất nhân tài vào tay rất nhiều đối thủ cạnh tranh".

Thị trường xa xỉ Hoa Kỳ được chia nhỏ với nhiều thương hiệu khác biệt nhằm phục vụ từng phân khúc khách hàng khác nhau ở khắp mọi nơi. Ngoài ra, các chuyên gia pháp luật chống độc quyền còn lập luận rằng các thương hiệu thời trang cổ điển thường đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nhãn hiệu được ra mắt mỗi năm.

Howard Hogan - chủ tịch bộ phận thời trang, bán lẻ và tiêu dùng tại công ty luật Gibson Dunn cho biết "Quyết định khởi kiện của FTC là đáng ngạc nhiên vì không thiếu sự cạnh tranh trong lĩnh vực thời trang, may mặc và phụ kiện. Ủy ban này đã bám sát vào thuật ngữ “marketing”: 'sang trọng dễ tiếp cận' - coi nó như một thị trường độc đáo tồn tại trong ngành công nghiệp xa xỉ này".

Những hướng dẫn mới

Các cơ quan thực thi pháp luật chống độc quyền của Mỹ đã ban hành các hướng dẫn sáp nhập mới vào tháng 12 nhằm khuyến khích thị trường công bằng, mở rộng và cạnh tranh.

Các luật sư chống độc quyền lưu ý rằng FTC đang sử dụng một chiến thuật mới bằng cách lập luận rằng việc hợp nhất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lao động theo giờ. Sẽ có nhiều người lao động mất việc làm hơn do sự cạnh tranh giảm sút.

Jennifer Lada, luật sư  tại Holland & Knigh khẳng định rằng: "Các hướng dẫn sáp nhập liên bang được điều chỉnh đã chỉ ra rằng các ảnh hưởng tiềm năng đối với lao động như giảm lương hoặc điều kiện làm việc là cơ sở để thách thức thỏa thuận sáp nhập".

Tapestry đã đề xuất mua Capri vào tháng 8 với hy vọng tạo ra một siêu cường thời trang Mỹ có thể đấu tranh hiệu quả với các đối thủ lớn đến từ châu Âu như Louis Vuitton, LV, và có thể chiếm được thị phần lớn hơn tại thị trường xa xỉ toàn cầu hơn. Nhưng vào tháng 11, FTC đã yêu cầu các công ty cung cấp thêm thông tin về thỏa thuận của họ.

Công ty này cũng đã khẳng định: "Capri Holdings không đồng ý với quyết định của FTC". 

Trước đó vào tháng 4, các công ty đã nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý của Liên minh châu Âu và Nhật Bản cho thỏa thuận của họ, trong đó sẽ đưa các nhãn hiệu xa xỉ hàng đầu như Kate Spade và Jimmy Choo về dưới một mái nhà.

Trong khi các nhà đầu tư đều nghi ngờ về việc thỏa thuận sẽ được chấp thuận, hầu hết các nhà phân tích dự đoán thỏa thuận sẽ được hoàn tất trước ngày 10/8 năm nay khi đó là hạn chót để hai công ty hoàn thành giao dịch. Cổ phiếu của Capri đã đóng cửa ở mức 37,96 đô la, thấp hơn nhiều so với giá 57 đô la mỗi cổ phiếu mà Tapestry đã đề xuất trả.

"Theo quan điểm của chúng tôi, chúng tôi không tin rằng người tiêu dùng sẽ bị tổn thương do sự sáp nhập này bởi vì tính cạnh tranh của ngành và các mức độ tầm quan trọng văn hóa khác nhau," các nhà phân tích tại TD Cowen viết trong một ghi chú vào tháng 4 vừa qua.

Mai Hương

Tin khác

Thương hiệu 16 giờ trước
(SHTT) - Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã hợp tác với đối tác công nghệ InfoPlus để tích hợp toàn diện các dịch vụ thu chi hộ của ngân hàng trên nền tảng của đối tác thông qua kết nối Open API
Thương hiệu 17 giờ trước
(SHTT) - Chú sói Wolfoo là nhân vật hoạt hình đầu tiên của Việt Nam gặt hái được hàng tỷ view trên YouTube mỗi tháng. Hành trình đưa Wolfoo ra thế giới đang dần từng bước hiện thực hóa khát vọng trở thành “Disney Việt Nam”, ghi danh Việt Nam lên bản đồ hoạt hình thế giới.
Thương hiệu 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 27/4/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Tham dự Đại hội có 184 đại biểu, đại diện cho hơn 5,5 tỷ cổ phần có quyền biểu quyết, chiếm 96,95% số cổ phần có quyền biểu quyết.
Thương hiệu 1 ngày trước
Xuất phát từ tình yêu với nông sản Việt, CEO Nguyễn Văn Bi cùng đội ngũ Nonglamfood tìm con đường nâng cao giá trị nông sản qua các sản phẩm trái cây sấy dẻo.
Thương hiệu 1 ngày trước
(SHTT) - Trên con đường chinh phục vẻ đẹp tóc, Chastar Academy đã đi qua những thử thách và thăng trầm, nhưng với tinh thần kiên định và sự tận tụy, chúng tôi đã vươn lên trở thành một trong những điểm đến lý tưởng nhất cho sự đẳng cấp và chất lượng trong dịch vụ làm đẹp tóc.